22/6/2020
VIẾNG THÁC PONGOUR - Phần 2
Có nhiều lối xuống thác, trong đó có những đoạn dốc lên xuống, cao thấp khó đi, dành cho người trẻ tuổi, với ai yếu sức thì dễ nhất và thong thả nhất là theo đư...ờng chính, tuy có hơi xa, nên phải nghĩ chân dọc đường. Không sao, cũng để mình tận hưởng cái trong lành tự nhiên của rừng xanh. Vì bây giờ là tháng 11, cuối năm nên lác đác có nhiều khóm dã quì(Tithonia diversifolia, Asteraceae)trổ vàng rực rỡ.
Lần đầu tiên khi tới Pongour, được nhìn ngắm tận mắt, chúng tôi thật ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hùng vĩ của ngọn thác đẹp nhất Tây nguyên này. Thác còn được gọi là ...thác 7 Tầng, đổ từ độ cao gần 40 mét, trải rộng hơn 100 mét, qua hệ thống đá bậc thang, trong khu rừng nguyên sinh, hoang dã. Thật không hổ danh Nam Thiên Đệ Nhất Thác mà cựu Hoàng Bảo Đại khen tặng! Từ năm 2000, thác Pongour được xếp hạng di tích lịch sử và thắng cảnh quốc gia.
Pongour là thác nước duy nhất có ngày hội. Hằng năm cứ vào dịp rằm tháng giêng âm lịch, từ khắp nơi thanh niên nam nữ không phân biệt dân tộc đổ về đây trẩy hội mùa Xuân và tham gia các trò chơi dân gian, thi nấu cơm lam, múa xoè Thái, lễ hội cồng chiêng...
Thác Pongour nằm trên sông Đa Nhim, là 1 trong những phụ lưu chính của sông Đồng Nai(sông nội địa dài nhất Việt nam)nên là nguồn cung cấp nước quan trọng của sông này. Hồi năm 2004, khi sông vẫn còn hoang dại, dòng nước vẫn tràn đầy giữa đại ngàn Nam Trung bộ, thác Pongour thật sự dữ dội! Đó chính là điều tôi muốn lưu ý các bạn khi kể lại hành trình lang bạt năm 2004.
Thác Pongour, Hồ Lăk, dòng sông S’rêpok, thác Trinh Nữ, Thác Dray Sáp, Dray Nur...đã là những dấu ấn khó phai trong các cuộc phiêu du của chúng tôi, nhất là những biến đổi theo thời gian mà sau nầy tôi nhận ra. Tôi sẽ kể tiếp cho các bạn nghe. Bây giờ xin mời xem lại những hình ảnh cũ, trong số này ngoài 1 số ảnh do mình ghi, chúng tôi xin phép mượn thêm vài hình ảnh của các tác giả khác trên internet để mình họa. Xin cảm ơn tất cả.
|