Ngón chân út
22/06/2020





 

Ngón chân út

 

 

 

Hương lên Sàigòn ở với Lân ba tháng sau ngày thành hôn, cư ngụ trên đường Võ Tánh gần nơi Bộ Tư Lịnh Cảnh Sát Quốc Gia, slàm chỉ cách năm phút xe đạp, mỗi ngày Lân chạy về ăn trưa với Hương. Đây là lần đầu Hương đi chung sống với chồng trong thành phố xa lạ ồn ào cũa đô thị. Trước nhà là những quán dọc theo lề đường ca khu ăn uống Nguyễn Cư Trinh, phía sau là đại lộ Trần Hưng Đạo, Hương ch biết có bấy nhiêu con đường ca thành phố xa lạ, xe cộ vùn vụt, đông người chen chút. Hình như thành phố Saìgòn không bao giờ ng, lúc nào tr giấc cũng nghe tiếng ồn ào ca người và xe. Đầu tháng Tư, trời Sài Gòn đã đem khí hậu mùa hè oi bức đến sớm hơn bình thường. Không như tháng trước, Lân về mỗi trưa càng trễ, ăn vội vàng rồi vội đi vào sở. Nét mặt Lân có v đâm chiêu lo lắng nhiều hơn, Lân không còn nói nhiều về Saìgòn và chương trình dự định đi tuần trăng mật.

Hương nhìn Lân âu yếm hỏi.

-         Anh ăn ngon không ? Nuốt vội coi chừng bị nghẹn.

Lân mĩm cười nhìn Hương.

-         Em làm cơm ngon quá, không biết mình có được ăn những bữa cơm trưa với nhau bao lâu nữa.

Hương thấy nét mặt chồng lo ău nhưng không nói ra, Hương nói như an ủi cho chính mình.

–      Tuần trăng mật trong thời chinh chiến được ăn cơm trưa với nhau là hạnh phúc rồi, em không mong gì hết, chỉ mong mỗi ngày ăn trưa gặp mặt chồng là hạnh phúc cho em rồi.

Biết vợ lo lắng, muốn nghe những chuyện tại Saì Gòn, Lân thĩnh thoãng nói về chiến sự và những tin không vui ca tình hình chiến cuộc đang xy ra quanh th đô. Dặn dò Hương nếu có chuyện xy ra thì phi tìm cách ứng phó tự tìm con đường an toàn cho chính mình. Đường về miền tây đã tắt nghẽn từ tháng trước, mẹ Lân đi đường bộ hơn by ngày mới đến được gặp con dâu và con trai. Mẹ Lân định đưa Hương về, mẹ lo cho Hương sợ trận chiến có thể xy ra tại trung tâm ca thành phố, Hương biết điều có thể xảy ra, nhưng Hương không sợ gì hết ch biết đợi gặp Lân về mỗi trưa, vì tối Lân cùng đơn vị ứng chiến một nơi nào đó trong thành phố. Dự định lên Saìgòn cùng Lân và đi hưng tuần trăng mật sau ngày cưới, nhưng đời sống không bao giờ đẹp như mình mơ mộng, lúc mới lớn trong thời yêu đương, kết hôn vào thời chinh chiến không biết ngày mai sẽ ra sao, ch mong nguyện cầu cho chồng và đất nước khi cnh khói lữa điêu linh, với đôi vai nh, đôi tay mềm Hương có th làm gì hơn đây? Những lúc gặp mặt rất ngắn với Lân vào dịp ăn trưa mà thôi còn tối thì một mình nằm nghe súng từ xa vọng về mà nhớ chồng, Hương ng một mình với giấc ng chậ̣p chờn đầy lo lắng. Đêm đêm nghe tiếng súng lớn nhõ vọng về thành phố càng nhiều và càng gần hơn. Phi cơ bay ngang nhà ngày càng nhiều càng mau, ngoài kia đường phố chung quanh khu Nguyễn Cư Trinh được khép lại, nhiều Nhân Dân Tự Vệ ôm súng gát mỗi góc đường, lính rất nhiều mầu aó khác nhau, những hố sâu ngang đầu đặt súng lớn với những chuổi đạn dài ... Đêm hai mươi chín tháng tư, một đêm dài nhất trong đầu tiên trong cuộc đời, Hương đợi anh, mặc cho ngày mai ra sao Hương vẫn sẽ đợi Lân về đây. Trên nền trời về đêm, những lằn đạn cháy đõ sáng rực khắp hướng từ phía dưới bay lên liên tục từ phía xa xa rồi lịm hẵn trong màn đêm. Những ngọn đèn trên đường phố đã tắt ngấm, bóng tối đem đến nhiều kinh sợ hơn cho Hương cũng như dân thành phố lần đầu biết bầu không khí ca chiến tranh,  tiếng súng lớn n gần hơn đem kinh hoàng nhiều hơn nữa... Đêm thật dài, những biến cố xy ra chung quanh nơi Hương , Hương rợn người không dám nghĩ thêm những tang thương có th đè nặng hơn. Hương mong trời mau sáng đ mau biết về Lân và đơn vị anh, Hương lòng lo sợ nôn nao ba lần bước ra trước nhà định tìm anh, nhưng má lại khuyên nên lại nhà vì loạn lạc ngoài kia làm sao tìm anh?

–      Con đừng ra đường, loạn lạc khắp nơi, con lại không bíết đường thì làm sao mà tìm chồng con được?

Hương dù chưa quen đường phố Saìgòn, tất cã con đường đều bị đóng không cho xe chạy.

–      Con phải đi tìm anh Lân, ở nhà con ngồi lại không yên. Con phải làm sao đây mẹ? Anh Lân nói đơn vị của anh ở gần Công Trường Quách Thị Trang chợ Bến Thành.

Mẹ chỉ biết lắc đầu nhìn con dâu thở dài.

–      Mẹ biết không ngăn con được, nhưng con phải cẩn thận và về sớm.

 Hương ch biết rưng rưng rơi lệ gật đầu.

Hương dắt xe đạp ra đường, Hương tự hỏi.

–      Làm sao đây? Mình đi hướng nào? người qua đường lầm lũi đi nhanh qua. Không ai dừng để trả lời câu hỏi của Hương.

Hương muốn biết sự an toàn ca anh, ca đơn vị anh. Đó là điều Hương mong nhất trên thế gian và bây giờ trong lúc nầy, ngày nầy… Bên kia đường mấy anh lính mũ đõ trên xe nhà binh nhãy xuống xe với vẽ đau hận, ci b đi aó trận, b ba lô và quân trang trên xe nhưng trên tay vẫn còn cầm súng,đạn và bước lẫn nhanh vào ngõ hẽm. Những hố chiến đấu góc đường hôm qua còn đầy mấy anh lính mũ đõ, mũ xanh, nay chĩ còn những cây súng đại liên đầy đạn vô tri không người giữ lăn lóc bên dưới. Hương đau buồn dẫn xe đạp vô vụng về nhà mệt mõi, Hương rưng rưng nhưng vẫn cố cầm không cho nước mắt rớt rơi. Mẹ ra đón dìu Hương vào nhà.

Mẹ hỏi Hương.

–      Con không tìm được Lân?

Hương lắc đầu nhìn bên ngoài. Đêm đã dài, thời gian đợi Lân về sau cuộc chiến cùng lẫn trong đau buồn làm thời gian càng kéo dài hơn nữa. Lân đi đâu? Lịnh b súng đầu hàng đã ban ra? Lân còn hay đã mất? Hương nghe tin có nhiều người lính tại ngã bãy đã tự hy sinh khi nghe lịnh đầu hàng ban ra. Không biết đơn vị ca Lân ra sao? Bao nhiêu câu hi Hương tự đặt ra rồi đ tự mình rối  loạn không có câu tr lời.

Rồi Lân tr về, Hương gặp được Lân với ánh mắt đau buồn, khuôn mặt trắng bệch đau kh không th nói trọn tất c đau thương đọng trong tâm hồn ca anh, những dũng khí đã mất đi trong đêm qua khi lịnh buông súng ban ra, Hương ch biết ôm Lân khóc cùng chia sẻ niềm đau cho số phận đất nước, đau cho số phận k thua trận, Lân cũng ch biết lắc đầu ngao ngán và ôm Hương với đôi mắt đ hoe ngấn lệ, anh ch nói được

–      Mất hết rồi Hương ơi.

Hương biết tính của chồng, anh lúc nào cũng nghĩ đến nhiệm vụ và trách nhiệm. Anh không bỏ nhiệm sở đến giờ phút cuối.

….............

Ba mươi năm sau tại Nam California....

Nghe tiếng cửa nhà xe mở, Hương từ trên lầu nói vọng xuống

–      Thúy An con về hả con?

Thúy An bước vào cởi áo khoát trắng, trả lời.

–      Dạ con mới về.

Hương nhìn con có vẻ đăm chiêu khác thường, Hương hỏi con.

–      Sao ? Ở bịnh viện có gì lạ hả con?

Thúy An nhìn mẹ rồi ngập ngừng.

–      Mẹ có nhớ lúc ba tuổi con hỏi mẹ về ngón chân út của con không?

Hương gật đầu trả lời.

–      Nhớ chứ, con nói với mẹ “ Mẹ ơi ngón chân út của con bị gảy, nên nó cong và móng chân chỉ vào bên trong ?

Hương nhắc lại.

–      Mẹ có giải thích với con đó là bẩm sinh từ mới lọt lòng.

Thúy An gật gù.

–      Con cãi lại với mẹ, ngón chân con bị gãy chứ không bị tật, con không muốn nói bị tật. Rồi lớn con mang giày open-toe nó mất đẹp.

Hương nhớ lại đã trả lời với Thúy An.

–      Ừ, hồi đó mẹ có nói, nhưng mẹ không có cách nào giải thích cho con hiểu.

Hương nói thêm.

–      Mẹ nhớ hồi đó ba con có giải thích cho mẹ biết họ Lê chính thống ca ba mang từ đời ông tổ tông Tả Quân Lê văn Duyệt truyền đến con cháu nếu là thật sự mang họ Lê thì ngón chân út sẽ có hình dạng như vậy.

Đột nhiên Thúy An hỏi lại.

–      Mẹ nói ba đã qua đời lúc trong tù cộng sn phi không?

Hương ngạc nhiên hỏi lại.

–      Ừ, sao con hỏi mẹ chuyện nầy vậy?

Thuý An hỏi tiếp.

–      Ai nói cho mẹ biết là ba con đã mất? Tại sao mất? Và mất ở đâu?

Hương rưng rưng trả lời.

–      Người bạn chung tù của ba về nói lại, ông ấy còn đưa cho mẹ k vật của ba con nên mẹ mới tin chắc là ba con đã qua đời, mẹ đã chắc chắn nên con và mẹ mới vượt biển thành thuyền nhân qua tỵ nạn tại Mỹ. Còn mất ở đâu mẹ không rõ, chỉ biết qua lời người bạn.

Thúy An thắc mắc hỏi lại.

–      Ba mươi năm qua mẹ vẫn làm single mom không nghĩ đến tái hôn? K vật gì của ba mà mẹ chắc là ba đã mất?

Hương gật đầu trả lời, mắt nhìn vào khoảng không trước mắt .

–      Khi ba đi tù, mẹ đưa cho ba một chiếc muổng nhôm và một lon nhôm, mỗi món đồ mẹ có ghi số 2103 là địa chỉ nhà mình, chỉ có ba và mẹ biết ký hiệu nầy. Hồi nhận đồ do người bạn đưa về, mẹ nhìn kỹ và nhận ra đúng trên mỗi vật đều có số 2103 là của ba con. Ni nhớ và niềm đau của mẹ chưa quên được, nhờ có con làm cho mẹ vui và lãng quên dần đi những quá khứ xa xưa.

Thúy An hi lại Hương.

–      À... thì ra … con thấy thĩnh thoãng mẹ có đem cái muổng nhôm cũ ra nhìn, con ngạc nhiên không biết mẹ làm gì với cái muỗng nhôm cũ bao nhiêu năm qua mẹ vẫn còn giữ trong phòng ng ca mẹ.

Thúy An hỏi tiếp.

–      Mẹ còn nhớ ngày sinh nhật của ba không?

Hương trả lời.

–      Mẹ nhớ ngày sinh nhật của ba không bao giờ quên và ngày ba con qua đời thì lúc nào cũng nhớ qua lời người bạn ca ba nói lại.

Hai mẹ con vào bàn ăn, Thúy An vẫn còn tiếp tục hỏi Hương về người cha qua đời mà mình chưa bao giờ gặp...

Hương trở giấc giật mình nghe tiếng gỏ cữa phòng vội vàng vào na đêm. Hương choàng dậy bước nhanh ra mở cửa phòng.

–      Thúy An, có gì không con? Sao con khóc vậy?

Thúy An lau vội nước mắt, không trả lời, kéo mẹ nhanh vào phòng làm việc của mình. Thúy An mở máy computer ra chỉ cho Hương thấy hình chụp bàn chân của bịnh nhân được Thúy An thay đầu gối ngày qua. Thúy An chỉ mẹ.

–      Mẹ coi hình chụp nầy, mẹ thấy ngón chân út của người nầy không?

Hương nhìn k run run trả lời.

–      Đúng...Đúng rồi thật giống ngón chân út của con.

Thúy An nói tiếp.

–      Mẹ biết không? Ngày sinh nhật của ông nầy giống như ngày sinh nhật của ba nữa.

Hương run người ngồi bệch xuống ghế lm bm.

–      Làm sao được?... Không thể nào...? Không thể nào...???

Hương hỏi nhanh.

–      Ông đó tên gì? Họ gì? Có đeo kính không?

Thúy An trả lời.

–      Tên họ bịnh nhân nầy không phải là ba, một người khác. Khi vào phòng giải phẩu thì không thấy đeo kính. Nhưng con không chắc vì con chỉ coi về chân và đầu gối.

Thúy An lẩm bẩm.

–      À... mình có bao giờ thấy ba đâu mà nói người khác?

Thúy An hỏi mẹ:

–      Con dẫn mẹ vào nhìn xem có phải là ba không?

Hương lắc đầu.

–      Ba con đã chết trong tù ĺúc con chưa chào đời, chuyện người chết trở về không có trong hiện tại đâu con. Không có chuyện nhầm lẫn đâu con.

Thúy An an ủi :

–      Có thể là nhầm lẫn lúc người ta cho mẹ biết, trong những trại tù cộng sản thời đó thì chuyện thật giả không thể nào tin được, chỉ khi nào mình thấy và tin vào chính mình.

Hương gật đầu.

–      Như lời con nói có thể là ba còn sống, nhưng mình không đến gặp xác nhận thì mình không có câu trả lời cho chính mình.

Hương về phòng, trọn đêm về sáng, Hương không nhắm mắt được. Bao nhiêu câu hỏi tự đặt ra...

–      Làm sao có lầm lẫn, người khác lấy hồ sơ của Lân để được đi HO?

–      Nhưng... ngón chân út??? Chỉ có người cùng họ Lê mới có thể có, không thể nguỵ tạo được.

–      Anh em của Lân? Không thể nào là anh em của Lân? Người anh lớn đã qua đời, người em kế???...

Rồi không có câu trả lời nào là câu gỉải đáp đúng. Chỉ còn gặp lại người thật một lần...

Đêm nay Hương hồi hộp đợi trời sáng cùng cảm giác đợi Lân về của hơn ba mươi năm trước...

Như hẹn trước, tám giờ sáng, Hương hồi hộp ngồi trong phòng chờ đợi của bịnh viện, Thúy An cùng người y tá  dẫn bịnh nhân tập đi chầm chậm bước đi trong hành lang. Tay của Hương run ry ướt đẫm mồ hôi, tim đập mạnh, mắt nhìn không chớp về hướng Thúy An và bịnh nhân. Người đàn ông hai tay nắm chặc vào walker bước chầm chậm, y tá và Thúy An đi kèm hai bên của người đàn ông nên Hương chưa thể nhìn rõ. Hương nghiêng đầu nhìn rõ hơn...Thời gian làm con người thay đổi, nhưng khi chạm ánh mắt ca người đó, Hương nhận ra ánh mắt đó là ánh mắt của Lân, Hương không bao giờ quên được từ lúc quen nhau cho đến khi kết hôn, ánh mắt thân yêu in thật sâu đậm vào tâm hồn của Hương, không cầm được cảm xúc, đúng là Lân, đúng là Lân...

Hương thản thốt kêu lớn lên.

–      Anh Lân...

Rồi nghẹn lời... nước mắt của Hương chảy nhanh dài trên đôi má...

Người đàn ông ngẩng đầu lên, bao năm qua chưa có người nào gọi tên anh, lời ngọt ngào đó chỉ có người thân trong cuộc đời anh không ngừng nhớ đến dù trong giấc mơ anh vẫn nhận ra lời ngọt ngào đó, anh nhìn nhanh về Hương lp bp...

–      Bà là...

Ông nghẹn ngào thốt lên...

–      Hương... Đúng rồi Hương đây...

Anh bật khóc, Lân lảo đảo chống walker bước nhanh về phía Hương, Hương với đôi mắt đẩm lệ, bật khóc.

–      Anh Lân... anh Lân...

Hương vòng tay ôm anh. Lân chỉ có một tay vòng ôm bờ vai của Hương.

–      Hương...Hương... bao nhiêu năm anh tìm và nhớ đến em và con...

Thúy An bật khóc, nước mắt sung sướng tao phùng rơi nhanh trên má.

–      Ba... con là Thúy An nè ba...

Lân chỉ vịnh một tay vào walker, tay vịn vào vai Hương và nắm bàn tay của Thúy An.

–      Bao nhiêu năm qua Ba lúc nào cũng nhớ đến con và mẹ con, nhưng ba không ngờ có buổi trùng phùng bất ngờ hôm nay.

Thúy An nói với Lân.

–      Mẹ nghe ba đã chết trong tù, nên mẹ dẫn con đi Mỹ. Bạn ba cho tin ba đã chết, tại sao???

Lân gật đầu.

–      Đúng là ba bịnh sắp chết, biết mình sẽ khó sống để ra khỏi trại tù, ba trao kỹ vật của ba về mẹ để mẹ nhận ra đúng là ba nhắn tin. Hôm sau, chú đó bị dời qua trại khác trước khi được nhìn ba nhắm mắt.

Hương xúc động lau nước mắt cho con gái,

–      Rồi sao nữa ba?

Lân nuốt giọng xuống.

–      Ba được người bạn cùng trại đem thuốc cho ba uống, đút cho ba mấy muỗng sữa... hôm sau ba từ cỏi chết được trở về...Khi ra trại, về quê cũ thì mẹ và con không còn đó nữa, người chung quanh tòan là xa lạ, không ai biết tin về con và mẹ, chỉ nghe là hai mẹ con đã bỏ nhà đi vượt biên.

Đã hơn bốn mươi năm qua, cm giác trong đêm cuối cùng của ngày cuối tháng Tư vẫn còn mang nặng trong lòng Hương. Trong ánh mắt đau buồn ca anh, Hương không bao giờ quên được những xót xa mất mát của đêm tháng tư năm nào..

Lân ơi, đất nước mình trải qua tang tóc đau thương, anh đã làm trọn danh dự, trách nhiệm của mình. Chúng ta có thễ làm gì khác hơn đây? Hả anh? Hả anh???



 
Bốn mươi lăm năm sau tháng Tư, 1975.

Lathrop, Tháng 4, 2020.

Tặng người vợ một thời cùng chia nhau đau khổ và thương yêu, và tặng tất cả anh em K6.


Lê văn Lý



https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 245426 visitors (461232 hits) on this page!