KÝ SỰ DU LỊCH HẬU COVID-19
KS Mong Phước Minh
Phần 20. Bắt cua
Phần tôi, quyết định ở lại khiến tôi tò mò về những thứ xung quanh nơi đậu xe và đã phát hiện ra 1 điều đáng lo. Bên cạnh chiếc cầu tre “lắt lẻo”đúng chất quê mùa Nam bộ, bắc ngang rạch Yên Hào qua khu rừng ngập mặn, là một đống ngói fibro xi măng “phế liệu”còn rất mới! Các miếng ngói fibro “bể” được xỏ xâu cột chặt bằng dây bố, tôi không biết được dùng để làm gì.
Thời may có 1 thanh niên địa phương đi ngang, nói đi móc cua biển từ sáng sớm tới giờ chỉ được 4 con, mang ra kh...oe tôi! Nhân tiện, tôi hỏi về đống ngói bể, anh ta nói không phải bị bể đâu, đó là ngói mới nguyên, dùng để nuôi hàu đó. Rồi anh giải thích người ta cắt fibro xi măng ra nhiều tấm nhỏ, xâu lại thành chùm, cột vô giàn nuôi ở đáy sông. Anh chỉ cho tôi mấy đoạn ống nhựa đổ thành trụ xi măng nói đó là nọc làm giàn.
Trước đây người ta làm nọc bằng tre đắp xi măng, không bền lại đắc tiền nên chuyển sang dùng ống nhựa 90 li. Ống nhựa cắm xuống lòng sông rạch gần cửa biển, bắc thành giàn để buộc những xâu giá thể vào. Từ khoảng năm 2008, khi phát hiện ra hàu thích bám vào tấm fibro thì hầu như người nuôi hàu đều chuyển sang sử dụng chất này làm giá thể, vừa rẻ lại bền và hiệu quả. Sau vài mùa thì thay mới, ban đầu thì dân mua tấm lợp nguyên về tự cắt ra làm, giờ thì các nơi bán vật liệu xây dựng cắt và xâu thành chùm sẳn, bán giá 4 triệu 500 ngàn 1 tấn.
Giá thể để hàu bám vào
Anh móc cua biển
Xem tiếp phần 21
Muốn đọc bài cũ, xin bấm vào TRANG BẠN VIẾT, mục MONG PHƯỚC MINH