Quốc kỳ VN qua các thời kỳ lịch sử
28/3/2025


QUỐC
 KỲ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ LỊCH SỬ

Trần-Đăng Hồng, PhD


Khi xung trận, quân đội của bất cứ quốc gia nào cũng mang theo quốc kỳ.


 
Hình 1. Quân đội của Việt Nam Cộng Hòa và quân đội của Cộng Sản Miền Bắc đều mang theo cờ khi xung trận.


 
Hình 2. Sau những trận đánh khốc liệt với nhiều thương vong của cả đôi bên, quân đội bên chiến thắng sẽ treo quốc kỳ của mình trên cột cờ của đối thủ để chứng  minh là mình thắng thật sự. Ngày 15/9/1972, cờ VNCH được treo trên Cổ Thành Quảng Trị khi tái chiếm được Cổ Thành. Tương tự như vậy, ngày 30/4/1975, Quân Đội Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam dùng xe Tank húc đổ cổng Dinh Độc Lập và cho người hạ cờ VNCH xuống và thay thế bằng cờ của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Quốc kỳ cũng còn dùng để phủ lên quan tài của chiến sỉ hy sinh vì tổ quốc.

Quốc kỳ vì vậy rất thiêng liêng, không chỉ có quân đội mà mọi công dân cũng phải bảo vệ cờ thiêng của giang sơn tổ quốc.
 
Theo sử sách ghi lại, dưới thời trị vì của các vị Vua Hùng cũng như của An Dương Vương, đất nước tachưa có lá cờ tổ quốc  - tức Quốc Kỳ chính thức.
1. Hoàng Kỳ triều Trưng Vương (năm 40 - năm 43).
Hai Bà Trưng phất cờ vàng khởi nghĩa chống quân Nhà Hán bên Tàu. Thái Thú nhà Hán là Tô Định là người bạo ngược, tàn ác. Ông ta giết Thi Sách. Vợ Thi Sách là Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị nổi lên đánh Tô Định. Toàn dân ủng hộ, Hai Bà hạ được 65 thành trì trong thời gian ngắn. Hai Bà bèn lên ngôi vua, đóng đô ở Mê Linh.

Từ đó, Cờ Vàng hay Hoàng Kỳ xuất hiện, tượng trưng nền độc lập.  Màu vàng tượng trưng cho bậc đế vương, tức vua.


 
Hình 3. Hoàng Kỳ thời Hai Bà Trưng
 
Hoàng Kỳ chỉ tồn tại được 3 năm, sau khi Hai Bà bị tướng Hán Phục Ba Tướng Quân Mã Viện đánh bại. Quân Hai Bà tan vỡ, thế cùng Hai Bà gieo mình xuống sông Hát Giang tự vẩn. Đó là ngày mồng 6 tháng Hai năm Quí Mào (43 dương lịch).

Thời VNCH, để tưởng niệm công ơn Hai Bà Trưng, chính quyền lấy ngày 6/2 là Ngày Phụ Nữ Việt Nam.



 
Hình 4. Ngày Phụ Nữ Việt Nam 6/2 với trình diễn Hai Bà cởi voi cùng quân đội tùy tùng của Hai Bà, theo sau là đoàn diễn hành của nữ sinh các trường Gia Long, Trưng Vương và Marie Curie trên đường phố Sài Gòn.
 
2Cờ triều Ngô (năm 939 - năm 965)
Sau vương triều Hai Bà Trưng, nước ta một lần nữa bị đô hộ. Năm 938, chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, nền độc lập dân tộc được lập lại. Triều Ngô đượcthành lập và một lần nữa, Quốc Kỳ đã xuất hiện. Quốc Kỳ màu Vàng, giữa là chữ Ngô, chung quanh có râu tua biểu hiệu con rồng cháu tiên.




Hình 5. Quốc Kỳ  dưới thời  Vua Ngô Quyền
 
Quốc Kỳ thời Vua Ngô Quyền chỉ tồn tại 26 năm
 
3Quốc kỳ triều Đinh (năm 968 - năm 980)
Sau khi Ngô Vương mất, đất nước rơi vào cảnh loạn 12 sứ quân. Lúc này Đinh Bộ Lĩnh đứng lên dẹp loạn và thống nhất đất nước. Lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt, xưng hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đồng thời, cũng đổi Hoàng Kỳ mới. Hoàng Kỳ có nền vàng, giữa là chữ Đinh, chung quanh có râu tua màu đỏ biểu hiệu con rồng cháu tiên.




Hình 6. Hoàng kỳ Triều Đinh

Quốc kỳ triều Đinh chỉ tồn tại 12 năm.
 
4Quốc kỳ  triều Tiền Lê (năm 980 - năm 1009)
Nhà Tiền Lê, do vua Lê Đại Hành lãnh đạo, là triều đại tiếp theo nối tiếp nhà Đinh sau khi Đinh Tiên Hoàng qua đời. Quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt nhưng đã thay đổi Hoàng Kỳ. Hoàng Kỳ có nền màu vàng, giữa là chữ Lê, chung quanh có râu tua màu xanh của biển, biểu hiện con rồng cháu tiên.

Quốc kỳ triều Tiền Lê chỉ tồn tại 29 năm.



Hình 7. Hoàng Kỳ thời Tiền Lê
 
5. Quốc kỳ thời Nhà Nguyễn, từ vua Gia Long (1802) đến ngày vua Bảo Đại xuống ngôi (1945).  Nhà Nguyễn trị vì 143 năm.

Gồm nhiều giai đoạn.

5.1. Long Tinh Kỳ (1802 – 1885), kể từ Vua Gia Long đến vua Đồng Khánh.

Hình 8. Long Tinh Kỳ thời vua Gia Long


Long là Rồng, biểu tượng cho hoàng đế, có màu vàng. Râu tua màu xanh dương chung quanh tượng trưng cho Tiên và cũng là màu đại dương, nơi Rồng cư ngụ. Tinh có nghĩa là ngôi sao trên trời, mà cũng có nghĩa là màu đỏ. Màu đỏ còn biểu tượng cho phương Nam và cho lòng nhiệt thành. Long Tinh Kỳ là Cờ Rồng có chấm Đỏ viền tua xanh, biểu hiệu cho một dân tộc có nguồn gốc Rồng Tiên ở phương Nam.
Ý nghĩa của lá cờ:
- Màu vàng là màu của hoàng gia.
- Màu đỏ của ngôi sao trong Ngũ hành là tượng trưng cho phương Nam.
- Viền xanh tượng trưng cho biển.
Long Tinh Kỳ tồn tại 83 năm (1802 – 1885).
 
5.2.  Đại Nam Đế Kỳ (1885 – 1890). Từ vua Đồng Khánh đến vua Thành Thái.
 
 
Hình 9. Quốc kỳ Đại Nam Đế Kỳ

 
Đây là hình lá cờ Đại Nam của triều đình Đồng Khánh, được tìm thấy qua tài liệu của người Tây phương.

Ngay khi kiểm soát được nội trị Việt Nam, chính quyền Pháp gây sức ép buộc vua Đồng Khánh (đăng quang năm 1885) đổi Long Tinh Kỳ trước đây bằng Đại Nam Đế Kỳ (大南帝旗). Sở dĩ bị thay đổi vì Long Tinh Kỳ được vua Hàm Nghi xử dụng làm biểu tượng hiệu triệu phong trào Cần Vương kháng Pháp. Lá cờ Đại Nam Đế Kỳ có nền vàng với hai chữ Đại Nam màu đỏ nằm ngược chiều nhau.

Đại Nam Đế Kỳ chỉ tồn tại 5 năm.
 
5.3. Đại Nam Quốc Kỳ (1890 – 1920). Từ vua Thành Thái đến vua Khải Định.
Trong chuyến công du nước Pháp vào mùa hè năm 1922 (Hội chợ đấu xảo thuộc địa Marseille), hoàng đế Khải Định cùng các cận thần đã sáng chế tại chỗ lá cờ long tinh Đại Nam Quốc Kỳ (龍星帝旗) để tiện dụng cho việc nghi lễ, mẫu cờ này được sử dụng làm hiệu kỳ hoàng đế (Imperial Standard) cho đến năm 1945.

 
 
Hình 10. Đại Nam Quốc Kỳ (1890 – 1920).
 
Sau khi kế nhiệm vua Đồng Khánh (1889), vua Thành Thái ra sức ủng hộ các phong trào chấn hưng quốc lực đương thời (Minh tân, Đông Kinh nghĩa thục, Đông du…) và âm thầm chuẩn bị lực lượng để nổi dậy kháng Pháp. Vị hoàng đế có xu hướng cải cách này đã bãi bỏ lá cờ Đại Nam Đế Kỳ để thay bằng cờ quẻ Càn (乾卦旗) Đại Nam Quốc Kỳ. Lá cờ này thường được xem như “thủy tổ” của quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa, nền vàng với ba sọc đỏ vắt ngang.
Ý nghĩa:
- Nền vàng.
- Ba sọc đỏ bằng nhau biểu hiệu Bắc Nam Trung bất khả phân.

Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ – gọi tắt là “Cờ Vàng” – là lá “quốc kỳ” đúng nghĩa đầu tiên của dân tộc Việt, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất của lãnh thổ Việt.

Sự kiến tạo lá quốc kỳ mới ấy có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng:

– Thể hiện ý chí đấu tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, “chia để trị” của thực dân Pháp, đã tạo ra tình trạng Nam Kỳ thuộc địa, Trung Bắc Kỳ bảo hộ.

– Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam.

– Nêu cao tinh thần “quốc gia dân tộc”, bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.

Chính vì các ý nghĩa trên mà lá cờ Vàng còn được mệnh danh là cờ “Quốc Gia”.

Đại Nam Quốc Kỳ tồn tại 30 năm.
 
5.4. Long Tinh Kỳ (1920 -1945) – Thời kỳ thuộc địa Pháp tại Bắc và Trung Kỳ.


 
Hình 11. Long Tinh Kỳ thời Vua Khải Định
 
Long Tinh Kỳ triều Nguyễn (1920 – 10/03/1945), hay còn gọi là Cờ Bắc Trung Kỳ (trong lúc Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp).

Năm 1920, hoàng đế Khải Định đã thay thế cờ quẻ Càn Đại Nam Quốc Kỳ bằng một mẫu cờ long tinh khác để hòa dịu mâu thuẫn với chính phủ Pháp. Lá cờ này sử dụng kích cỡ 1:2 thường thấy tại Âu châu, ba dải ngang : dải đỏ chen giữa hai dải vàng, nền đỏ rộng bằng 1/2 nền cờ. Sắc vàng tượng trưng cho rồng ; sắc đỏ giống như trên quốc kỳ Pháp (đỏ hồng) và tượng trưng cho tinh tú.
Ý nghĩa:
Nền vàng. Một sọc đỏ lớn.
Biểu tượng cho Bắc và Trung kỳ mà thôi.
10/03/1945 là ngày cáo chung của chế độ bảo hộ Pháp
 
Lá cờ Vàng Một Sọc Đỏ, cũng được gọi là cờ “Long Tinh”, vì nó biến thể từ Long Tinh Kỳ nguyên thủy trong mấy chục năm đầu của nhà Nguyễn. Nền vàng có hình chữ nhật tương tự như quốc kỳ của các quốc gia khác. Chấm đỏ được kéo dài ra thành sọc đỏ ở giữa. Tua xanh không còn nữa. Đây là lá cờ biểu hiệu cho một quốc gia chỉ còn hai miền Bắc và Trung, thuộc quyền bảo hộ Pháp. Lá cờ này trải qua đời vua Khải Định và tồn tại trong đời vua Bảo Đại, sau khi vua Khải Định băng hà vào năm 1925. Sau khi lên ngôi vào đầu năm 1926 lúc mới 12 tuổi, vua Bảo Đại trao hết quyền cho “Hội Đồng Phụ Chính” với sự chỉ đạo của Toàn Quyền Pháp rồi trở sang Paris tiếp tục học cho đến 1932 mới trở về chấp chính. Lá cờ Long Tinh vẫn được tiếp tục dùng làm biểu tượng của triều đình Huế, lúc bấy giờ chỉ còn thẩm quyền cai trị hai miền Bắc và Trung dưới sự bảo hộ của Pháp.

Long Tinh Kỳ chỉ tồn tại 25 năm.
 
5.5. Thời Kỳ Pháp đô hộ Nam Kỳ (1923 – 1945) hay Cờ Liên Bang Đông Dương

 
Hình 12. Cờ Liên Bang Đông Dương


Cờ Liên bang Đông Dương (1923 - 1945), hay còn gọi Cờ Nam Kỳ Thuộc Địa (miền Nam thuộc địa Pháp).

Trong thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền bảo hộ Pháp trên toàn Liên bang Đông Dương (gồm Việt Nam, Cao Miên và Lào) xử dụng lá cờ có nền vàng và ở góc trái trên cao là hình quốc kỳ Pháp, từ năm 1923 đến khi bị Nhật lật đổ vào 10 tháng 03 năm 1945.

Lá cờ này tồn tại 22 năm.
 
5.6. Long Tinh Kỳ (11/3/1945 – 30/8/1945) Thời vua Bảo Đại.
10/03/1945 là ngày cáo chung của chế độ bảo hộ Pháp. Việt Nam được độc lập.
Cờ Long tinh, hay Long tinh kỳ (chữ Hán: 龍星旗), hay cờ Long bội tinh, là lá cờ có nền màu vàng, ở giữa có dọc màu đỏ, thiết kế theo mẫu dải băng đeo của Đại Nam Long tinh. Cờ Long tinh tồn tại cho tới giữa năm 1945, thay thế bởi Cờ Quẻ Ly.

 
Hình 13. Long Tinh Kỳ thời vua Bảo Đại


Long Tinh Kỳ chỉ tồn tại khoảng 6 tháng.
 
Lá cờ Vàng Một Sọc Đỏ, cũng được gọi là cờ “Long Tinh”, vì nó biến thể từ Long Tinh Kỳ nguyên thủy trong mấy chục năm đầu của nhà Nguyễn. Nền vàng có hình chữ nhật tương tự như quốc kỳ của các quốc gia khác. Chấm đỏ được kéo dài ra thành sọc đỏ ở giữa. Tua xanh không còn nữa. Đây là lá cờ biểu hiệu cho một quốc gia chỉ còn hai miền Bắc và Trung, thuộc quyền bảo hộ Pháp. Lá cờ này trải qua đời vua Khải Định và tồn tại trong đời vua Bảo Đại, sau khi vua Khải Định băng hà vào năm 1925. Sau khi lên ngôi vào đầu năm 1926 lúc mới 12 tuổi, vua Bảo Đại trao hết quyền cho “Hội Đồng Phụ Chính” với sự chỉ đạo của Toàn Quyền Pháp rồi trở sang Paris tiếp tục học cho đến 1932 mới trở về chấp chính. Lá cờ Long Tinh vẫn được tiếp tục dùng làm biểu tượng của triều đình Huế, lúc bấy giờ chỉ còn thẩm quyền cai trị hai miền Bắc và Trung dưới sự bảo hộ của Pháp.
 
6. Cờ Quẻ Ly. (11/3/1945 – 5/9/1945) – Thời Chính Phủ Trần Trọng Kim


Hình 14. Cờ quẻ Ly


Chính phủ mới được thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là học giả Trần Trọng Kim
 (tác giả Việt Nam Sử Lược). Quốc hiệu được đổi thành Đế quốc Việt Nam và, ngày 8 tháng 5 năm 1945, quốc kỳ được chọn gọi là cờ quẻ Ly. Cờ này cũng nền vàng, ở chính giữa có một quẻ Ly màu đỏ. Quẻ Ly là một trong 8 quẻ của bát quái và gồm một vạch liền, một vạch đứt và một vạch liền; bề rộng của các vạch này chỉ bằng một phần bề rộng chung của lá cờ.

Quốc kỳ quẻ Ly này chỉ tồn tại 6 tháng.
 
7. NAM KỲ TỰ TRỊ (1/6/1946 – 2/6/1948)
Cộng hòa tự trị Nam Kỳ (République autonome de Cochinchine) hay Nam kỳ tự trị là chính thể tự trị trong khuôn khổ Liên bang Đông Dương, do Pháp lập nên, tồn tại trong giai đoạn 1946 - 1948 ở địa phận Nam Kỳ.

Ngày 01 tháng 6 năm 1946, chính phủ lâm thời Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ thông qua quốc kỳ nền vàng với 3 sọc lam vắt ngang ở giữa. Ý nghĩa hiệu kỳ nhằm tượng trưng ba con sông Đồng Nai, Tiền Giang và Hậu Giang trên đất Nam Kỳ.





Hình 15. Quốc kỳ của Nam Kỳ Tự Trị


Tuy nhiên, Cộng Hòa Tự Trị Nam Kỳ bị
 giải thể. Ngày 08 tháng 3 năm 1949 theo Hiệp ước Élysées giữa Tổng thống Pháp Vincent Auriol và vua Bảo Đại, Cộng Hòa Tự Trị Nam Kỳ bị giải thể vì Pháp công nhận nước Việt Nam thống nhất.Ngày 22 tháng 5 năm 1949, Quốc hội Pháp chính thức bỏ phiếu thông qua việc sáp nhập Nam Kỳ vào Quốc gia Việt Nam.

Cờ Nam Kỳ Tự Trị tồn tại đúng 2 năm.
 
8. Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa (1948 – 1975)

Hình 16. Quốc Kỳ của Việt Nam Cộng Hòa
 
Việt Nam Cộng Hòa lấy Đại Nam Quốc Kỳ (1890 – 1920) của vua Thành Thái làm quốc kỳ cho Việt Nam.

Ngày 2 tháng 6 năm 1948, Chính Phủ Lâm Thời Quốc Gia Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ. Lá cờ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ dưới thời Quốc gia Việt Nam (1949-1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).
 
 
 
Hình 17. Cờ Vàng 3 sọc đỏ treo ở phố Tràng Tiền năm 1953
 
Cờ Vàng 3 sọc đỏ của Việt Nam Cộng Hòa tồn tại 26 năm (1949 – 1975), nhưng nếu cộng với Đại Nam Quốc Kỳ của vua Thành Thái (1890 – 1920) thì tồn tại tổng cộng là 56 năm.
 
9. Quốc Kỳ của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam.
Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1960, với thành phần chủ chốt là lực lượng Việt Minh hoạt động ở miền Nam Việt Nam, với mục tiêu đấu tranh chính trị và vũ trang, chống Mỹ và tiến tới thống nhất đất nước. Hiệu kỳ cờ có nền gồm nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh, ở giữa là sao vàng.


Hình 18. Quốc kỳ của Mặt Trận Giải Phóng Miềm Nam


Vì chỉ là công cụ chính trị của chính phủ Việt Nam Dân Chủ của Miền Bắc, nên ngay sau khi chiếm được Miền Nam 30/4/1975, cờ của Mặt Trận Giải bị giải thể. Ngọn cờ duy nhất được xử dụng cho Việt Nam thống nhất là Cờ Đỏ Sao Vàng.

Cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tồn tại 15 năm (1960 – 1975)
 
10. Cờ Đỏ Sao Vàng (1945 đến nay).
Đảng Cộng Sản Việt Nam chính thức có 2 lá cờ.
Cờ Búa Liềm và Cờ Đỏ Sao Vàng.

Trong Cờ Búa Liềm, hình ảnh chiếc búa tượng trưng cho tầng lớp công nhân, và cái liềm tượng trưng cho tầng lớp nông dân. Không chỉ thế, hình ảnh biểu tượng Búa Liềm trên chiếc cờ Đảng còn là  2 biểu tượng đặc trưng của nhà nước Cộng sản  đi theo đường lối Chủ nghĩa Cộng sản.


Hình 19. Cờ của Đảng Cộng Sản Việt Nam
 
 
Hình 20. Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
 
Màu đỏ chính là màu của cách mạng, luôn tràn đầy nhiệt huyết; còn màu vàng là màu mang hình ảnh tượng trưng cho màu da vàng của người Việt và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Cờ Đỏ Sao Vàng đến nay được 80 tuổi.
 
Một điểm đáng chú ý là nền quốc kỳ của Việt Nam có màu vàng, trong lúc nền cúa chế độ Cộng Sản là nền đỏ.

Ngoài ra, Long Tinh Kỳ của các triều đại ngày xưa cũng rất ý nghĩa. Long là Rồng, biểu tượng cho hoàng đế, có màu vàng. Râu tua màu xanh dương chung quanh tượng trưng cho Tiên và cũng là màu đại dương, nơi Rồng cư ngụ. Tinh có nghĩa là ngôi sao trên trời, mà cũng có nghĩa là màu đỏ. Màu đỏ còn biểu tượng cho phương Nam và cho lòng nhiệt thành. Long Tinh Kỳ là Cờ Rồng có chấm Đỏ viền tua xanh, biểu hiệu cho một dân tộc có nguồn gốc Rồng Tiên ở phương Nam.
 
11. CÁC TRIỀU ĐẠI VIỆT NAM QUA LỊCH SỬ

Theo Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, các triều đại Việt Nam được tồn tại qua thời gian lịch sử như sau.

 đây xin không kể thời đại Hùng Vương vì lịch sử chỉ qua huyền thoại, cũng như thời đại nhà Triệu vì Triệu Đà là người Hán và nước Nam Việt cũng chỉ là một phần lảnh thổ của nhà Hán.

- Bắc thuộc lần thứ nhất: 111 trước Tây Lịch đến năm 39 sau TL: 150 năm.
-Trưng Vương: 40 – 43: 3 năm.
- Bắc thuộc lần thứ 2: 43 đến 544: 501 năm.
- Nhà Tiền Lý: 544 đến 602: 58 năm.
- Bắc thuộc lần 3: 603 đến 939: 336 năm.
- Nhà Ngô (Ngô Quyền): 939 đến 965: 26 năm.
- Nhà Đinh (Đinh Tiên Hoàng): 968 đến 980: 12 năm.
- Nhà Tiền Lê (Lê Đại Hành đến Lê Long Đỉnh); 980 đến 1009: 29 năm.
- Nhà Lý (Lý Thái Tổ đến Lý Huệ Tông): 1010 đến 1225: 215 năm.
- Nhà Trần (Trần Thái Tông đến NghệTông):1225 đến1400:175 năm.
- Nhà Hồ (Hồ Quý Ly); 1400 đến 1407: 7 năm.
- Nhà Hậu Trần (Giảng Định Đế đến Trần Quí Khoách) 1407 đến 1413: 6 năm. Như vậy, nhà Trần tồn tại tổng cộng 181 năm.
- Nhà Lê (Từ Lê Thái Tổ đến Lê Chiêu Hoàng): 1428 đến 1788: 360 năm.
- Nhà Mạc (Mạc Đăng Dung đến Mạc Mậu Hợp) 1527 đến 1592: 65 năm.
-Chúa Trịnh ở Miền Bắc. Tuy không làm vua, nhưng Trịnh Tùng  và các đời sau tiếm ngôi vua. Các chúa Trịnh cầm quyền từ năm 1545 đến năm 1786, tổng cộng 241 năm, được 11 đời chúa. Nếu kể cả Trịnh Kiểm và Trịnh Cối là có 13 chúa.
- Nhà Tây Sơn. Triều đại Tây Sơn (1778 -1802)  tồn tại 24 năm thì sụp đổ sau khi Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện tiêu diệt nhà Tây Sơn và lên ngôi vua – vua Gia Long.
- Chúa Nguyễn ở Miền Nam. Kể từ khi Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa (Quảng Trị ngày nay) năm 1558, cho tới ngày vua Bảo Đại thoái vị (1945) tổng cộng 387 năm. Mặc dầu cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm khuyên chúa Nguyền Hoàng ‘’Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân’’. Vạn đại ở đây cũng chỉ 387 năm.
- Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1945 – 1975) và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cho đến nay được 80 tuổi.
 
Thời gian trị vì ngắn nhất là chính phủ Trần Trọng Kim và vua Bảo Đại chỉ tồn tại khoảng 6 tháng, kế đến là Hai Bà Trưng được 3 năm.

Thời gian trị vì lâu dài nhất lịch sử là Chúa Nguyễn ở Miền Nam lập nên Nhà Nguyễn kéo dài tổng cộng 387 năm, kế tiếp là nhà Lê 360 năm.

Như vậy, qua lịch sử từ cổ chí kim, từ đông sang tây, không có một triều đại vua chúa hay chế độ độc tài nào (như Tần Thủy Hoàng) cai trị được vĩnh viễn muôn đời.

Duy chỉ có những quốc gia thật sự tự do dân chủ, có đảng đối lập chân chính, và khi người dân được tự do bầu cử chọn vị Tổng Thống của mình thì chế độ đó có thể lâu dài hơn.

Tại Pháp, cuộc cách mạng ngày 14/7/1789 có sức ảnh hưởng to lớn đến nền chính trị Pháp và châu Âu cũng như thế giới cho đến ngày nay, với khẩu hiệu "Tự do, bình đẳng, bác ái".Trên phạm vi toàn cầu, Cách mạng Pháp đã dẫn tới sự bùng nổ của các cuộc cách mạng dân chủ và sự ra đời của các nền cộng hòa, báo hiệu sự cáo chung của chế độ phong kiến và độc tài trên toàn thế giới.

Chế độ tự do dân chủ thật sự của Pháp đến nay được 236 tuổi và tiếp tục còn kéo dài nữa.

Tại Hoa Kỳ, ngày 4/7/1776 là ngày Độc Lập vì chấm dứt nền cai trị của Vương Quốc Anh. Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (United State of America)  được thành lập từ đó, đưa đến quốc gia giàu mạnh phồn thịnh và tự do dân chủ nhất thế giới. Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ đến nay được 249 tuổi, qua 45 đời tổng thống (Grover Cleveland phục vụ hai nhiệm kỳ không liên tiếp, là tổng thông thứ 45,  cũng vậy Donald Trump phục vụ hai nhiệm kỳ không liên tiếp, là tổng thống thứ 47).

Chế độ dân chủ của Hoa Kỳ đến nay được 249 tuổi và tiếp tục còn kéo dài nữa.

Tóm lại, không có một triều đại phong kiến hay chế độ độc tài nào tồn tại vĩnh viễn muôn đời.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Quốc kỳ Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

Hội nhữngs albums người yêu Sài Gòn'

https://vi.wikipedia.org/wiki

 https://alviet.wordpress.com/documents/quockyquacacgiaidoan/

Danh sách lá cờ ở Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 264263 visitors (493202 hits) on this page!