31/7/2020
2020
- KS Mong Phước Minh -
|
Câu chuyện Dòng Sông 2020
Các bạn thân mến, sau 1 tuần lang thang qua phần còn lại của bờ biển Việt Nam mà mình chưa tới, thuộc các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang, tôi tạm thời hài lòng với việc đã đi qua 9 cửa “sông Cửu Long của Mekong”.
Nhưng chuyện của Mekong không chỉ dừng lại ở những điểm cuối cùng nơi tiếp giáp với Biển Đông, cũng không dừng lại sau những ngày chúng tôi rong chơi qua các nơi đó. Bởi lẽ giòng Mekong vẫn đang ngày đêm tuôn chảy, từ thượng nguồn Lan Thương xuống các vùng đất lưu vực hạ du, nuôi sống hàng triệu nhân sinh đã, đang và sẽ tiếp tục định cư dọc 2 bờ.
Với chúng tôi, câu chuyện về giòng sông, như thế vẫn còn tiếp tục qua những sự kiện, qua những chuyến đi trong tương lai...
Thời gian gần đây, rất nhiều thông tin liên quan đến một đoạn sông chỉ dài chừng 3 cây số, nằm trên bờ hữu ngạn Bassac chạy ngang qua ấp Bình Tân, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, An Giang, đó là sự cố sạt lở bờ, làm sụp 1 đoạn đường Ql91 khoảng 40m.
Tạm liệt kê vài thông tin liên quan để các bạn tra internet, xem chơi.
* Quốc lộ 91 cũ sụp 1/3 mặt đường xuống sông Hậu, vết nứt đang lan rộng
https://tuoitre.vn/quoc-lo-91-cu-sup-1-3-mat-duong-xuong-so…
https://vovgiaothong.vn/ql-91-tiep-tuc-sat-lo-doi-song-81-h…
* Ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở nghiêm trọng Quốc lộ 91
https://laodong.vn/…/ban-bo-tinh-huong-khan-cap-sat-lo-nghi…
Thật ra hiện tượng này không mới vì đã từng xãy ra trong vòng 10 năm qua. Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh An Giang, cho biết, qua theo dõi thì từ năm 2009 đến năm 2020 có ba lần xảy ra sạt lở nghiêm trọng tại đoạn sông Hậu chảy qua khu vực xã Bình Mỹ.
2017.
Sáng 22-4-2017, bờ sông Vàm Nao đoạn thuộc xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) bất ngờ sạt lở, vụ việc khiến hàng chục nhà dân bị trôi xuống sông, 106 hộ dân phải di dời khẩn cấp. Điểm sạt lở kéo dài khoảng 160 m, ăn sâu vào đất liền hơn 30 m, tổng thiệt hại ước tính khoảng 90 tỉ đồng.
*Hố xoáy sâu 42 m có thể nuốt tiếp hàng chục nhà ven sông Vàm Nao
https://2sao.vn/ho-xoay-sau-42-m-co-the-nuot-tiep-hang-chuc…
2019
Quốc lộ 91 đoạn qua xã Bình Mỹ, An Giang tiếp tục sạt lở gần 30m
https://baotintuc.vn/…/quoc-lo-91-doan-qua-xa-binh-my-an-gi…
https://mt.gov.vn/…/an-giang--khac-phuc-sat-lo-tuyen-quoc-l…
“...Theo kết quả điều tra, cảnh báo hàng năm của ngành chức năng, An Giang có 54 điểm nguy cơ sạt lở, trong đó có hơn 14 điểm nguy cơ mức độ nghiêm trọng. Sạt lở tuyến QL91 đoạn thuộc ấp Bình Tân (xã Bình Mỹ) là nơi đã được cảnh báo, bởi đoạn sông qua khu vực QL91 thuộc xã Bình Mỹ “thắt cổ chai”, lòng dẫn hẹp do xuất hiện bãi bồi phía bờ đối diện khiến dòng chảy áp sát bờ QL91 nên dễ gây sạt lở. Do đó, khi phát hiện mặt đường QL91 xuất hiện vết nứt, các đơn vị chức năng đã tiến hành quan trắc, xác định lòng sông có hiện tượng lạch sâu sát bờ và hố xoáy.
UBND tỉnh đã chỉ đạo khẩn cấp lấp các hố xoáy, các luồng lạch sâu bằng cách thả bao cát để đảm bảo chân ta luy của tuyến đường...
...Để khắc phục tình trạng trên, tỉnh đã thả bao cát với định mức 23 bao/m3; tổng lượng cát để xử lý là 34.000m3, tổn phí là 25 tỉ đồng.
Nhưng rồi: Theo Tuổi Trẻ Online - UBND tỉnh An Giang đã quyết định tạm dừng thi công khắc phục sạt lở quốc lộ 91 vì số lượng cát đưa vào khắc phục sạt lở suốt thời gian qua đã trượt xuống đáy sông. (https://tuoitre.vn/tam-dung-khac-phuc-sat-lo-quoc-lo-91-do-…).
Năm 2020.
* Quốc lộ 91 cũ sụp 1/3 mặt đường xuống sông Hậu, vết nứt đang lan rộng
https://tuoitre.vn/quoc-lo-91-cu-sup-1-3-mat-duong-xuong-so…
https://vovgiaothong.vn/ql-91-tiep-tuc-sat-lo-doi-song-81-h…
* Ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở nghiêm trọng Quốc lộ 91
https://laodong.vn/…/ban-bo-tinh-huong-khan-cap-sat-lo-nghi…
Đề xuất chủ trương xã hội hóa chỉnh trị dòng chảy sông Hậu bảo vệ Quốc lộ 91
https://vtc.vn/de-xuat-chu-truong-xa-hoi-hoa-chinh-tri-dong…
Còn rất nhiều thông tin liên quan đến sự kiện sạt lở trên sông Hậu này, trong đó có nói tới nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Nhiều giải thích mang tính “chuyên môn cao”, nhưng không thấy nhắc tới hoặc nhắc rất “sơ sài”cái nguyên nhân của mọi nguyên nhân, đó là sự khai thác “tận diệt” cát sông.
Trước đây, vấn đề sạt lở trên các bờ sông Tiền Giang, Hậu giang đã có, nhưng chỉ xãy ra nghiêm trọng ở Tân Châu, còn các nơi khác thì không đáng kể. (Không biết có phải nguyên do là cát Tân Châu được khai thác từ rất lâu, từng là thương hiệu nổi tiếng?).
Trước đây, các cửa sông như Định An, Trần Đề hàng năm còn phải vét nạo để thông luồng cho tàu viễn dương ra vào các cảng Bình Thủy(Cần Thơ), Mỹ Thới (An Giang) và lên Phnompenh(Campuchia)...
Trước đây, các bãi bổi cửa sông, bãi bồi Đất Mũi, hàng năm lấn xa ra biển khơi hàng chục, hàng trăm mét.
Nhưng bây giờ, phù sa đã bị chặn bởi các đập thủy điện thượng nguồn và bị khai thác cạn kiệt bởi tệ nạn “cát tặc”thì còn đâu để bồi, để lấn!
Sự thiếu hụt phù sa, sự đào sâu đáy sông có phải là nguyên nhân chính gây nên sạt lỡ, bởi nó trùng hợp với cao điểm các đập thủy điện lớn hoàn thành ở thượng nguồn và việc khai thác cát xây dựng bùng nổ từ sau năm 2000 ở nội địa?!
Tôi không có chuyên môn về thủy lợi, nhưng kiến thức Địa chất của Thầy Cô từng giảng dạy cho ở Trung học và Đại học khiến tôi lo ngại các biện pháp khắc phục sạt lở bờ sông Hậu như xây kè, thả bao cát, “chỉnh trị” giòng sông... chỉ là các giải pháp đối phó, sẽ vô ích khi sông luôn “đói cát”!
Câu chuyện giòng sông cũng giống như câu chuyện rừng già. Phải mất hàng trăm năm, hàng ngàn năm để rừng dần lớn và già đi; phải mất hàng trăm năm, hàng ngàn năm để giòng sông đạt độ ổn định, bền vững. Nhưng chỉ vài cục năm ngắn ngủi, rừng già bị chặt hạ đến không kịp tái tạo; tương tự, giòng sông bị đào sâu đến không còn đủ cát để bền vững, cùng lúc là nguồn phù sa thượng nguồn bị ngăn chặn thô bạo, giòng sông đành phải tự “ăn” vào 2 bờ thân mình, nhằm đắp vá chỗ mất đi, mà đôi khi “ăn” còn không kịp bởi sự khai thác tham lam nhất thời!
Mong Phước Minh
(trích vài hình ảnh sự kiện)
|
|
|
|
|