Chia tay Thanh, 2 chúng tôi bước vào khuông viên Đền Thờ, là 1 khu tưởng niệm yên tĩnh, đẹp và tôn nghiêm. Khu lăng mộ và Nhà tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu có diện tích 14.187,9m2, bao gồm: nhà bia, đền thờ mới (xây dựng vào năm 2000-2002), đền thờ cũ(1972) và khu mộ(gồm 3 ngôi mộ chính của Ông và Bà và người con gái lớn là Nữ Sĩ Sương Nguyệt Anh, cùng 3 ngôi mộ nhỏ của người thân).
Thiệt tình mà nói, tôi rất cảm phục người thiết kế xây dựng khu này, bởi ngoài vẻ uy nghiêm cầ...n thiết của chốn tưởng niệm danh nhân, còn là nét mỹ thuật vừa duyên dáng vừa đậm chất thơ rất phù hợp với bản chất của những nhà nghệ sĩ, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và nhà thơ Sương Nguyệt Anh.
Ngoài ra, vào nơi đây, tôi còn cảm nhận thêm một điều rất quan trọng đầy tính biễu trưng, bởi, bên cạnh một đồi cỏ nhỏ, cùng ít cây cổ thụ, nhà thiết kế đã “trồng” vài cây phượng vĩ, loài cây đã nhuộm đỏ thành thơ một thời học trò đáng yêu của chúng ta, không nhiều đến rực rỡ, chỉ vừa đủ đỏ để điểm xuyết cho cái không gian xanh mát mẻ, tĩnh lặng dành tưởng niệm một Người Thầy lớn đã từng dạy dỗ cho biết bao thế hệ học trò, trực tiếp hay gián tiếp!
Tôi xin phép nhắc lại sơ lược tiểu sử của Thầy Nguyễn Đình Chiểu.
NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (1822 – 1888) tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ (sau khi mù lấy hiệu là Hối Trai), sinh ngày 13 tháng 05 năm Nhâm Ngọ, nhằm ngày 1-7-1822 tại làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định.
Cha ông là Nguyễn Đình Huy, người xã Bồ Điền, tỉnh Thừa Thiên, làm Thư lại trong Văn Hàn Ty của Tả quân Lê Văn Duyệt, mẹ là Trương Thị Thiệt, vợ thứ của Cụ Huy.
-Năm 1833, Tả quân Lê Văn Duyệt mất, Lê Văn Khôi nổi dậy chống triều đình, cụ Huy chạy về Huế lánh nạn và gởi Nguyễn Đình Chiểu cho một người bạn để tiện việc sách đèn.
-Năm 1840, Nguyễn Đình Chiểu trở về quê mẹ ở Gia Định.
-Năm 1843 ông đỗ Tú tài tại trường thi Hương Gia Định.
-Năm 1847, ông ra Huế chờ thi Hội, được tin mẹ mất đột ngột(10-12-1848), ông phải bỏ thi trở về cư tang. Trên đường về, vì quá thương cảm, ông bị đau mắt và bị mù.
-Trở lại quê nhà ông mở trường dạy học, hốt thuốc , làm thơ và nổi danh “Đồ Chiểu” từ đấy.
-Năm 1858 quân Pháp hạ thành Gia Định, ông chạy về quê vợ ở Cần Giuộc.
-Năm 1861 Cần Giuộc lại thất thủ, ông chạy về Ba Tri tỉnh Bến Tre.
-Ông mất ngày 24 tháng 5 năm Mậu Tý ( nhằm ngày 3 tháng 7 năm 1888 ) hưởng thọ 66 tuổi, để lại 7 người con, trong số đó có bà Nguyễn Thị Khuê tức bà Sương Nguyệt Anh là người nổi tiếng về tài đức cũng như văn chương.
Học trò “ngày nay” của Cụ, ngoài “Lục Vân Tiên”, chắc ai cũng từng học thuộc 2 câu thơ
“Chở bao nhiêu Đạo, thuyền không khẵm,
Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà!”
Buồn thay, bây giờ có rất nhiều “thằng GIAN” sắp vô “LÒ lữa” mà không sợ, sợ gì bút; có những cây “bút” TÀ từ trong đầu, tham tiền, bẻ cong ngòi ca ngợi mấy đứa GIAN, tới chừng chúng bị thộp cổ đưa vô lò thì mới lòi ra cái mặt GIAN!