Các bạn thân mến, tôi vừa dẫn các bạn đi qua 1 đoạn đường trên Tây nguyên, nơi có cung đường tuyệt vời nối liền Tây Trường Sơn với Đông Trường Sơn. Đoạn đường n...ày tuyệt vời vì nó có nhiều thứ hay ho để chúng ta khám phá. Với tôi, quốc lộ 24 qua Măng Đen, Violak là 1 kỹ niệm khó phai, bởi cái dấu ấn hoang dã mà Trường Sơn một thời còn lưu giữ. Con đường không đi qua sông, qua suối, không thấy thác đổ, chẳng có hồ xanh; nhưng tôi muốn nhắc đến để nói về câu chuyện những giòng sông. Lúc này, rừng đã bị phá hoại nhiều nhưng vẫn chưa đủ sức để hủy diệt thiên nhiên. Cũng thế, sông ở Tây nguyên vẫn còn hoang dã, cuồn cuộn qua gềnh, ầm ào thác đổ...dù có vài công trình thủy điện được xây dựng.
Dĩ nhiên trong giai đoạn hồi sinh sau chiến tranh và sau những sai lầm về kinh tế khi chuyển đổi từ kinh tế thị trường(Miền nam) sang kinh tế chỉ huy XHCN, đất nước cần một nguồn năng lượng đủ mạnh để đi lên. Hoàn cảnh đất nước khi đó thật nghèo, thủy điện là loại năng lượng rẻ tiền và phù hợp. Nên ngoài vài thủy điện cũ đã có trước 1975 như Ankroet(Đà Lạt, 1945, 0,6MW)), Thủy điện Thác Bà(1972, 108MW), thủy điện Đa Nhim(Lâm Đồng, 1961, 160MW), thì chính phủ bắt đầu lập dự án và xây dựng các nhà máy thủy điện có qui mô lớn như :
Hòa Bình(Hòa Bình, 1994, 1920MW).
Hàm Thuận-Đa Mi(Bình Thuận, 2001, 475MW)
Yaly(Gia Lai-Kontum, 2002, 720MW)
Tiềm năng thủy điện Tây nguyên là 1 thực tế. Yaly là điển hình trong thời điểm này.
Theo Wikipedia tiếng Việt:
Nhà máy thủy điện Ialy trên dòng Krông B'Lah ở ranh giới huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum và huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai.
Thủy điện Ialy có công suất lắp máy 720 MW với 4 tổ máy, điện lượng bình quân năm là 3.650 triệu KWh. Công trình khởi công năm 1993 và hoàn thành năm 1996.
Vùng đập tạo hồ nước đặt tại Thác Ialy (phát âm:/za li/[3]) trên sông Pô Kô ở Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Thác Ialy là một trong những thác nước lớn nhất Việt Nam với độ cao 42 mét[4].
Lòng hồ thủy điện Ialy rộng tới 64,5 km2, phần lớn nằm trên địa phận huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, thuộc lưu vực sông Pô Kô và Đăk Bla.