Câu chuyện những giòng sông Tây Nguyên. Phần 5 (tiếp theo).
KS Mong Phước Minh
Trước khi tiếp tục hành trình tới Nha trang, tôi xin phép nhắc lại chút xíu về các giòng sông Tây ng...uyên ở đoạn vừa qua.
Như ta đã biết, dãy Trường Sơn dài 1.100km kể từ Sông Cả (Nghệ An)tới miền Đông Nam Bộ, là đường phân thủy chia 2 hệ thống sông ngòi miền Trung, 1 nhóm chảy theo hướng Tây đổ vào sông Mekong, 1 nhóm chảy theo hướng Đông chảy xuống Biển Đông.
Mấy ngày qua, trên đoạn đường dọc theo duyên hải, chúng tôi đã băng qua các đoạn sông cuối cùng của khu vực Nam Trường Sơn đổ ra Biển Đông, đó là các chi lưu của sông Đồng nai, tiếp đến là các con sông ngắn thuộc Bình Thuận(sông Lũy, sông Cái), Ninh Thuận (sông Dinh).
Và sắp tới sẽ ghé Nha Trang.
Sau khi rời Cổ Thạch, chúng tôi tiếp tục hành trình. Đến Cam Ranh, xe rời quốc lộ 1A rẻ phải ra biển, theo con đường mới mở là tỉnh lộ 6571.
Đây là cung đường đẹp, chạy ngang qua sân bay Cam Ranh rồi tiếp tục uốn lượn quanh co men theo bờ duyên hải đến thành phố Nha Trang, với biển 1 bên và núi 1 bên.
Nha Trang là một thành phố biển, cho nên đến với Nha Trang là đến với biển và các đặc sản của nó. Tôi không rành “ăn nhậu” nên chỉ chú trọng đến cảnh quan và môi trường. Lần này, sau khi thăm thú vài nơi trong nội ô thành phố. chúng tôi dành 1 ngày cho chuyến dã ngoại khu du lịch vịnh Nha Phu.
Cách thành phố Nha Trang khoảng 17km đầm Nha Phu, nơi có mấy hòn đảo du lịch khá đẹp, là điểm đến của nhiều du khách phương xa.
Là một vịnh biển diện tích gần ...1500ha, với hệ sinh thái độc đáo trên 1 vùng địa hình đa dạng: đảo, biển, suối, hồ, núi...biến nơi đây thành 1 khu du lịch nghĩ dưỡng thú vị. Nhiều bãi cát trắng đẹp cùng với cảnh quan hoang sơ...với hệ động thực vật đa dạng rất đáng để chúng ta ghé thăm. Theo Viện Hải dương học Nha Trang (Khánh Hòa), đầm Nha Phu hiện có 232 loài thực vật phù du được ghi nhận.
Hòn Thị, Hòn Lao, Hòn Sầm, Hòn Đá Bạc (bãi tắm Công chúa), Hòn Lao - đảo Khỉ, Suối Hoa Lan...là những điểm nổi bậc tại Đầm Nha Phu. Thời gian 1 ngày chỉ đủ cho chúng tôi mua vé tham quan đảo Hoa Lan và hòn Lao.
Đảo Hoa lan, thật ra là 1 khu du lịch nằm trên 1 bán đảo phía bên kia vịnh Nha Phu, với bãi An Bình nằm trong vùng biển “bình yên” nhờ được bao bọc bởi vách núi của bán đảo Hòn Hèo nên sóng rất nhẹ nhàng, thích hợp cho những ai cần sự nhẹ nhàng tĩnh lặng.
Như tên gọi, đảo có 1 vườn hoa lan với hàng trăm loài cùng 1 vườn bướm có hàng ngàn cá thể sinh sống tự nhiên, kèm theo là 1 nhà trưng bày mẫu vật để tiện lợi cho du khách muốn tìm hiểu.
Đảo khỉ còn gọi là hòn Lao vì có hình mũi lao khi nhìn từ trên không. Gọi là đảo Khỉ vì trên đảo có hơn 1000 con khỉ đang sinh sống tự nhiên.
Nam 1984, hòn Lao được các chuyên gia Liên Xô chọn làm nơi nuối 170 con khỉ để nghiên cứu bào chế vaccine. Khi Liên bang sô viết sụp đổ, chuyên gia rút hết, bầy... khỉ bị bỏ rơi. Tỉnh Khánh Hòa giao cho Công ty Khacoto quản lý, biến hòn Lao thành “đảo Khỉ” phục vụ du khách muôn phương. Từ “dân số” chưa tới 200, sau 20 năm, đã sinh sôi nảy nở lên đến trên dưới 1000.
Thật là thú vị trước những câu chuyện liên quan đến xã hội khỉ trên đảo hòn Lao này. So với vương quốc Tôn Ngộ Không ở Cần Giờ thì khỉ ở đây tương đối hiền hòa,... không “mất dạy, giựt dọc” , có lẽ nhờ sống cô lập trên đảo chứ không luôn tuồng vào rừng sát trên đất liền “kiễu” Cần Giờ! Tuy vậy, với số lượng hàng ngàn con thì xã hội của “Lão Tôn” cũng bị phân hóa phần nào và được các nhân viên lâu năm ở đây chia ra thành 3 xóm:
1/ Xóm bụi đời, tụ tập các thành phần bất hảo, lục lâm, thảo khấu trôi dạt giang hồ. Là những con khỉ mồ côi cha mẹ, hoặc những “anh hùng hảo hán” bị thất trận trong những trận chiến tranh giành quyền lực chiếm hữu hậu cung, dạt về đây ẩn dật để chờ ngày phục hận hoặc an phận “bụi đời”!
2/Xóm Hoa Hỏa Sơn, nơi có núi nhân tạo Hoa Hỏa Sơn, thuộc thành phần chính thống, đông đảo nhất, là đàn chình luôn sinh sôi, nẩy nở, được lãnh đạo bởi 1 khỉ Chúa, sau khi hạ tất cả các đối thủ mạnh nhất. Dĩ nhiên, vị trí này sẽ được thay đổi bởi 1 con đực khác vào 1 ngày u ám nào đó khi sức tàn lực kiệt, có khi chính là đối thủ đã bị nó khai trừ trước đó!
3/Xóm Cây si, gồm những “thằng” yếu thế nhất, chỉ dám quanh quẩn trên những cây si ven biển, kiếm ăn nhờ lòng hảo tâm của du khách.
Biên giới của các xóm không có biển báo, rào cản, chỉ là các vạt cỏ, rặng cây... nhưng dân các xóm luôn tuân thủ, không dám xâm lấn lẫn nhau.
Thật thú vị khi tôi nghe 1 anh nhân viên lâu năm ở đây chỉ mặt “Quan Thái giám”, là con khỉ đã từng thất bại trong trận đấu giành quyền lực, bị “hoạn” thành “phế nhân”, nay giữ việc trông coi “hậu cung, không cho các con khỉ đực “vô trách nhiệm” xâm nhập khu “cấm địa”! Ha ha ha, chuyện “khỉ khô” mà chẳng khác chi chuyện “người ngợm”!
Thăm dảo khỉ chúng tôi còn có dịp tiếp cận với vài thú hoang được thuần hóa như nai, voi, đà điểu... và được xem xiếc khỉ cười bể bụng!
Thật xứng đáng cho 1 ngày thăm Đầm Nha Phu, Nha Trang.
|