Những giòng sông Tây Nguyên 2
30/8/2020
 Câu chuyện những giòng sông Tây Nguyên 2.

KS Mong Phước Minh
 

“Có một điều ai cũng công nhận là sông phải có nước và phải là nước nhiều mới thật là sông, để là sông to hay sông nhỏ! Nhưng dù to hay nhỏ, các giòng sông luôn có những nét đẹp riêng và đôi khi cũng có cả những điều làm ta thổn thức!”

Cuối năm 1971, tôi là 1 trong nhiều sinh viên Khóa 1 CĐNN Cần Thơ(1968-1972) xuất thân là dân miền Tây Nam bộ, chưa từng đi xa khỏi Sài gòn vài mươi cây số, được các Thầy Trần Đăng Hồng, Phạm văn Kim, H...uỳnh Công Thọ hướng dẫn đi du sát vùng Duyên hải và cao nguyên Nam Trung bộ. Đó là chương trình chính khóa giúp sinh viên sắp ra trường tiếp cận với thực tế về các vấn đề liên quan tới Nông nghiệp như thổ nhưỡng, sinh môi, cây trồng, vật nuôi, nhà máy, xí nghiệp...mà phần lý thuyết đã được học sau 3 năm. Chương trình đi chơi để học này cực kỳ thú vị và bổ ích! Với tôi đó là cơ hội giúp tôi lần đầu đến với Tây nguyên.
Thời đó, xe không máy điều hòa nên cái cảm giác se lạnh của không khí cao nguyên lùa qua cửa gió khiến mọi người cảm nhận ngay cái thú vị lạ lùng khó nói thành lời!
Năm 1971 cũng là lúc một giống bắp mới có hàm lượng Hysine cao(high Lysine corn, opaque 1 và opaque 2) được tạo ra và đang sử dụng trong chăn nuôi công nghiệp ở Mỹ. Một ngày trước khi lên đường đi ra miền Trung, các Thầy có dẫn chúng tôi thăm 1 trại chăn nuôi heo ở Thủ Đức cũng đang sử dụng giống bắp này làm thức ăn cho heo. Khi qua địa phận Di Linh, nhìn thấy những đồi ngô xanh mướt, chập chùng lượn sóng đến tận phía rừng xa, Thầy Trần Đăng Hồng nói đây chính là giống bắp high-lysine mà chúng ta đã thấy tại trại chăn nuôi ở Thủ Đức, Ty Nông nghiệp Tuyên Đức đang khuyến khích dân trồng để cung cấp thức ăn cho chăn nuôi(trại gà Scala, Đà Lạt).
Những đồi ngô trông thật sướng mắt, nhưng với tôi, bổng đẹp sửng sờ 1 bóng giáo đường đổ nghiêng theo triền dốc khi nắng chiều đang dần tắt trên không!
He he, lúc này lời nói của các Thầy rất nhanh chóng theo gió lạnh bay qua cửa sổ xe, vì tất cả đang say sưa ngắm đất trời cao nguyên đang ngược chiều về miền xuôi phía dưới và sắp sửa là những cảnh quan ngoạn mục sẽ đến từ phía trên cao...
Năm 1973, tôi lại được tham dự 1 chuyến du sát tương tự dành cho sinh viên K3(khóa của Kim Nguyệt, Lâm Lến, Trần Binh...)với tư cách là “Thầy giảng nghiệm viên”!
Năm 1977, lần thứ 3 tôi đi Tây Nguyên do được Anh Trần Thượng Tuấn(Nguyên Hiệu Trưởng Đại học Cần Thơ) cử đi tập huấn về nuôi cấy mô và tế bào 1 tháng tại cơ sở 2 Trung tâm Sinh Học thực nghiệm Tp HCM tại Đà Lạt.
Trong vòng 7 năm này, 1 góc cực Nam Tây nguyên chẳng có gì thay đổi, vẫn còn hoang dại lắm, với rừng núi bạt ngàn, đèo cao hiểm trở ...tôi đã 3 lần lâng lâng cái tâm trạng bình dị miền Tây chất phác chợt thẫn thờ trước vẻ hoang dã Tây nguyên.
Vâng, Tây nguyên của tôi trong 3 lần đầu được đến là như thế. Nó chỉ là núi đồi trên cao và thung lũng dưới sâu. Nó là thác đổ ầm ào và hồ xanh sương ảo.

 















































 

https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 229037 visitors (434171 hits) on this page!