26/6/2020
DU LỊCH TÂY NGUYÊN NĂM 2004
Năm 2004, Dak Lak mở Hội Voi, nên chúng tôi thu xếp công việc đi chơi cho biết, luôn tiện thăm thú kỷ hơn vùng đất thuộc “Hoàng Triều Cương Thổ”(Domaine de la Couronne) này. Hơn 15 năm trước, 2 đứa già này vẫn còn trẻ lắm, đời còn dài nên cũng “nhác” hơn bây giờ, không dám cỡi mô tô nên đi xe đò cho yên ổn!
Dãy Trường Sơn dài 1.100 km, từ thượng nguồn sông Cả (trên đất Lào giáp Nghệ An) tới tận cực nam Trung Bộ.
Đỉnh dãy Trường Sơn Bắc hầu như là ranh giới tự nhiên của Việt... và Lào, đỉnh dãy Trường Sơn Nam chia vùng đất miền Trung Việt Nam ra thành 2 phần: Đông Trường Sơn quay ra biển với sườn khá dốc và Tây Trường Sơn với sườn núi thoai thoải, tạo nên Tây nguyên. Đó cũng là đường phân thủy tự nhiên của hệ thống sông ngòi vùng Nam Trung Bộ.
Sông chảy về hướng Đông ngắn và có độ dốc cao, chảy thẳng ra biển Đông.
Sông chảy về hướng Tây dài hơn, chảy theo sườn thoai thoải dốc, đổ vào sông Mekong trên đất Lào và Campuchia. Chúng ta hay nói đây là những giòng sông “chảy ngược”! Srepok(Sê rê Pok) và Sesan là 2 con sông lớn ở Tây nguyên, đồng thời cũng là phụ lưu của sông Mekong. Tùy theo vùng đất mà chúng chảy qua, các đoạn sông có tên địa phương khác nhau ví dụ như sông Dak Krong, sông Krong Kno, sông Krong Ana là thượng nguồn của sông Srepok.
Sông Serepôk dài 406 km và có nhiều thác ghềnh hùng vĩ còn tương đối hoang sơ như: thác Trinh Nữ, thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Đray H'linh, thác Gia Long, thác Bảy Nhánh... là những điểm du lịch hấp dẫn.#
Do dòng sông rất dài, được hợp bởi nhiều con sông, suối nhỏ bắt nguồn từ đại ngàn Trường Sơn nên dòng sông này có lưu lượng nước rất lớn, hệ sinh thái của sông cũng rất phong phú và đa dạng,
Bản Đôn hay Buôn Đôn vốn nổi tiếng là khu du lịch quan trọng của Dak Lak ngày nay; nhưng trước đó, nhiều người trên thế giới biết đến Bản Đôn là nơi có truyền thống săn bắt và thuần dưỡng voi rừng! Là một làng nằm trên các đảo nhỏ thượng nguồn sông Srepok do người sang định cư sống cùng d...ân Ê-đê, mà thành. Dân Bản Đôn ngày nay có nhiều người biết tiếng Lào, Thái.
Voi là một biểu tượng văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên và Đắk Lắk được coi như là đất voi của Việt Nam. Trước năm 1975, đàn voi nhà ở Tây Nguyên có khoảng 500 con thế nhưng đến thời điểm này, số lượng voi nhà chỉ còn 43 cá thể.
Voi được thuần dưỡng rất có ích cho dân miền sơn cước nhờ có sức kéo khỏe, linh động vận chuyển gỗ và vật nặng trong rừng cây rậm rạp, nơi mà phương tiện cơ khi không hiệu quả bằng. Voi là con vật thông minh, rất thân thiện với người nuôi và là tài sản lớn của người sở hữu.
Riêng với Buôn Đôn, voi là “đặc sản”, vì là nơi có nhiều voi nhà nhất dù chỉ còn 25 cá thể, so với 150 con khi thành lập huyện năm 1995!
Voi hoang dã ở Việt Nam có khoảng hơn 100 cá thể, tập trung đông nhất ở vườn quốc gia Yok Don với khoảng 70 cá thể!
Hội Voi là 1 hoạt động văn hóa truyền thống của Buôn Đôn, được tổ chức 2 năm 1 lần vào tháng 3 âm lịch, cùng với các lễ hội khác như: Lễ cúng bến nước, Lễ cúng sức khỏe cho Voi, Lễ ăn Trâu (Lễ Đâm Trâu), Lễ cúng lúa mới (Lễ mừng mùa), Văn hóa cồng chiêng... để cầu mong một mùa vụ mới tốt tươi, dân làng no ấm!
Chúng tôi tới Buôn Ma Thuột vào buổi chiều, lúc này thành phố chưa phát triển nên cũng buồn, đã dễ dàng tìm được 1 khách sạn bình dân ngủ tạm qua đêm.
Sáng sớm hôm sau, ngày 6-11-2004 chúng tôi thuê xe ôm đi thẳng vào chợ Buôn Đôn, thấy không khí lễ hội đang rộn rịp chỗ góc đường rẻ vào khu du lịch. Lúc này Buôn Đôn chưa thành huyện. Chúng tôi lang thang tìm chỗ nghĩ khi được biết khu tổ chức Lễ Hội Voi là trên khoảng đất trống bên phải góc đường này, phía trước Nhà Văn Hóa huyện Krong Ana. May mắn có 1chủ nhà rông tốt bụng ngay đầu đường, sẳn sàng cho chúng tôi nghĩ nhờ mà không thu phí. Cả 2 leo cầu thang bước lên, bên trong là khoảng sàn nhà rộng, đang có nhiều ba lô túi xách của du khách cùng các nhiếp ảnh gia đồng cảnh ngộ, họ đang bàn tán về lễ hội chiều và tối nay.
|
|
|
|