Việt Nam Văn Hóa và Môi Trường
22/7/2020

Điểm Sách Và Bình Luận:

 “Việt Nam: Văn Hóa Và Môi Trường” Do Gs Lê Hữu Mục & Gs Thái Công Tụng Chủ Biên

Phạm Văn Quảng (cựu học sinh Chu Văn An)

 

Tác phẩm “Việt Nam: Văn Hóa Và Môi Trường” do Gs. Lê Hữu Mục và Gs. Thái Công Tụng chủ biên, Viện Việt Học xuất bản, California, Hoa Kỳ 2012, in tại nhà in Number One Graphic & Printing, Garden Grove, California, ra mắt sách ngày 16 tháng 12 tại Viện Việt Học Quận Cam, California.

  

Các tác giả

Sách được trình bày rât công phu, trang nhã, gồm 466 trang có cả tiểu sử của các vị trong ban biên tập gồm: Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Đại Bằng, Phạm Đán Bình, Lê Ngọc Chân, Đào Quang Chính, Đào Đức Chương, Đặng Quốc Cơ, Trần Văn Đạt, Trần Văn Đoàn, Louis-Jacques Dorais, Trần Quang Hải, Hoàng Xuân Hào, Nguyễn Đức Hiền, Ngô Văn Hoa, Nguyễn Đình Hòa, Nguyễn Khắc Hoạch, Nguyễn Thị Hoàng, Trần Đăng Hồng, Nguyễn Khắc Kham, Lê Thành Khôi, Thái Văn Kiểm, Annabel Laity, Thanh Lãng, Nguyễn Thanh Liêm, Lê Hữu Mục, Trần Nghiã, Lê Mộng Nguyên, Phạm Thị Nhung, Philippe Papin, Cung Đình Thanh, Phạm Kim Thư, Lâm Lễ Trinh, Tôn Thất Trình, Hà Ngọc Tuấn, Thái Công Tụng, Van Demeersh Léon (tr.462-466).

 Nội dung tác phẩm

Sách này gồm cả Bảng dẫn (Index) để tìm ngay từng đề tài, địạ danh, danh nhân v.v..xếp theo ABC (tr. 460-461); có những bài bằng cả ba thứ tiếng Việt, Anh và Pháp và được giới thiệu bằng cả ba thứ tiếng Việt, Anh, Pháp ở bià sau.

Đoạn giới thiệu tiếng Việt ghi như sau:
“Sách này tập hợp những bài nghiên cứu chuyên môn của các học giả Việt Nam học và có thể dùng làm tác phẩm tham khảo căn bản cho những ai quan tâm đến văn hóa Việt Nam, lịch sử, địa lý, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, ngữ học, văn học hiện đại, văn chương truyền khẩu, âm nhạc truyền thống, tôn giáo Việt Nam, mọi khiá cạnh đều được bao gồm ở đây. Tác phẩm đem kiến giải hữu ích đến cho độc giả ham học cũng như sinh viên, hoặc nhà nghiên cứu chuyên về Việt Nam”.

Mục lục các đề tài gồm: “Préface (Léon Van Dermeersh), Avant-propos (Đặng Quốc Cơ), Introduction à la connnaissance du Vietnam (Nguyễn Thế Anh)”
Dẫn nhập: 1. Vấn đề định nghĩa văn hóa (Lâm Lễ Trinh), 2. Những đặc điểm của nền văn hóa Việt Nam (Thái Văn Kiểm), 3. La dynamique socio-culturelle du Viet Nam (Đặng Quốc Cơ & Hà Ngọc Tuấn), 4. Văn hóa nước (Lê Hữu Mục).
Phần 1- Môi trường tự nhiên: 1. Le pays et les hommes: Việt et minorités (Lê Thành Khôi), 2. Natural resources and land use in Viet Nam (Thái Công Tụng), 3. Present situation of the flora and fauna of Viet Nam (Trần Đăng Hồng)
Phần 2- Môi trường nhân văn và xã hội: 1. Văn hóa Đồng Nai Cửu Long (Nguyễn Thanh Liêm), 2. Tableau chronologique de l’ histoire du Viet Nam (Đặng Quốc Cơ & Nguyễn Đại Bằng), 3. The Vietnamese home and the American home (Nguyễn Đức Hiền), 4. Les Moeurs et Coutumes du Viet Nam (Nguyễn Thị Hoàng), 5. La démocracie communale au Viet Nam (Ngô Văn Hoa), 6. Les droits de la personne dans le code Hồng Đức (Hoàng Xuân Hào), 7. Le village et l’ Etat et l’Etat dans le village (Philippe Papin), 8. Aspects du constitutionalisme vietnamien (Lê Mộng Nguyên)
Phần 3 – Môi trường kinh tế: 1. Môi trường và phát triển bền vững tại Việt Nam, 2. Rice and civilization in Vietnam (Trần Văn Đạt), 3.La riziculture au Viet Nam (Tôn Thất Trình), 4. Toàn cầu hóa và Việt Nam (Thái Công Tụng)
Phần 4 – Môi trường tâm linh: 1. Cốt lõi tư tưởng Việt Nam và vấn đề tam giáo Phật-Nho-Lão (Cung Đình Thanh), 2. Ý nghĩa những ngày Tết vá nghi thức tờ cúng tổ tiên (Phạm Kim Thư), 3. Buddhism in Viet Nam (Annabel Laity), 4. Catholisme et Tam giáo (Louis-Jacque Dorais), 5. Viet catholic living and their cultural evangelization (Đào Quang Chính)
Phần 5 – Môi trường văn chương: 1. Tổng quan về triết học và Việt triết (Trần Văn Đoàn), 2. Lược sử chế độ khoa cử Việt Nam thờI Hán học (Đào Đức Chương), 3. Quan niệm về quốc học tương lai (Nguyễn Khắc Hoạch), 4. Lược sử công trình biên soạn Tự Điển Việt Ngữ từ thế kỷ thứ XVII (Nguyễn Khắc Kham), 5. An introduction to Vietnamese literature (Nguyễn Đình Hòa), 6. Le patrimoine Hán Nôm au Viet Nam (Trần Nghĩa), 7. Dẫn vào thế giới ca dao (Phạm Thị Nhung), 8. Văn học Kitô giáo (Thanh Lãng), 9. Écrivains vietnamiens de la langue francaise (Phạm Đán Bình)
Phần 6 – Môi trường nghệ thuật: 1. Vietnamese music from a cultural perspective (Trần Quang Hải), 2. Quan họ singing in Ritual-festivals in Bắc Ninh region (Lê Ngọc Chân), 3. Sơ lược về hát cải lương (Đào Đức Chương)


Phụ Lục: Bảng dẫn, Tiểu sử các tác giả”.(tr. 462-466).

 

 

Cảm nghĩ về tác phẩm

 Buổi ra mắt sách có sự hiện diện của Gs.Phùng Trung Ngân (vẫn tới dù đã phải ngồi xe lăn), Gs. Đoàn Khách, Gs. Lê Xuân Khoa và Gs. Tôn Thất Trình; các vị này là bạn cũ của Gs. Thái Công Tụng và một số khách tham dự. Kỹ sư Phạm Phan Long giới thiệu diễn giả. Sau đó Gs. Thái Công Tụng thuyết trình về đề tài ”Biến đổi khí hậu và vấn nạn lương thực toàn cầu”.

Vì đã được đọc trước sách này, khi được nói lên vài cảm tưởng về tác phẩm này trong ngày ra mắt sách, đầu tiên tôi phải nói ngay lời cảm tạ và lòng cảm phục hai vị chủ biên và các học giả có bài trong tác phẩm này.[Xin ghi thêm là Gs. Lê Hữu Mục là chuyên viên về Hán Nôm, giáo sư tại nhiều đại học, và đã dịch nhiều tác phẩm chữ Hán sang quốc ngữ như Lĩnh Nam Chích Quái, Việt Điện U Linh tập, Khóa Hư Lục và phiên âm nhiều bản truyện Nôm khác. Ông cũng đã chứng minh rằng Hồ Chí Minh không phải là người viết Ngục Trung Thư. Gs. Thái Công Tụng là Tiến sĩ Thổ Nhưỡng học, giáo sư tại nhiều đại học, tác giả sách Thổ Nhưỡng học (1972), và sách Việt Nam: Môi Trường và Con Người (2005); trước 1975 là Giám Đốc Viện Khảo Cứu Nông Nghiệp, Bộ Canh Nông; sau 1975 là chuyên viên các tổ chức quốc tế tại nhiều xứ miền Caraibes, Phi Châu và Nam Á. Các vị có bài trong tuyển tập này đều là những học giả nổi tiếng]. Những bài trong tác phẩm này như đã cho tôi theo học vài khóa học về văn hóa và môi trường thiên nhiên của Việt Nam. Tôi ước mong các sinh viên Việt theo học các đại học Mỹ ngày nay sẽ tìm hiểu và có được nhiều tài liệu tham khảo trong tác phẩm này để viết luận văn Cao học (master’s thesis) của họ về văn hóa và môi trường Việt Nam và chắc chắn các giáo sư đại học của họ sẽ khuyến khích họ tiếp tục nghiên cứu để viết luận án Tiến sĩ (doctoral dissertation) về một khía cạnh nào đó của văn hóa và môi trường Việt Nam, nhất là nếu họ có dịp làm việc hay cộng tác trực tiếp hay gián tiếp với những cơ quan hay Liên Hiệp Quốc đang giúp Việt Nam bảo tồn văn hóa và môi trường ở Việt Nam ngày nay.

Gs. Thái Công Tụng đã nói rằng ông coi tác phẩm này như đứa con cầu tự của ông, vì ông và Gs. Lê Hữu Mục (cả hai vị đều ở Canada) đã có dịp đi họp ở Pháp, gặp nhiều vị học giả và đã xin bài của họ để hoàn thành tác phẩm này; sau nhiều năm, nay mới được Viện Việt Học ở quận Cam xuất bản năm 2012. Tôi nói đây đúng là một kho tàng vì biểu trưng khá đầy đủ về kho tàng văn hoá và môi trường Việt Nam, và đáp ứng được điều mong ước của nhiều người và riêng tôi muốn tìm hiểu thêm về văn hóa Việt Nam. [Gs Vũ Ngọc Mai và tôi đã dịch sang tiếng Việt cuốn Introduction to Vietnamese Culture của Gs Hùynh Đình Tế, Ph.D. viết bằng tiếng Anh, Viện Việt Học xuất bản, 2009, gồm cả phần tiếng Anh và tiềng Việt, nhưng mới chỉ là Dẫn nhập vào văn hóa Việt Nam]. Nhân dịp tôi cũng giới thiệu thêm tuyển tập Ước Vọng Duy Tân (A Dream For Vietnam) của Gs. Trần Ngọc Ninh về văn hóa, huyền thoại và văn học sử Việt Nam, Trần Uyên Thi chủ biên, Viện Việt Học xuất bản, 2012. Tôi cũng giới thiệu tập truyện Quê Hương Vụn Vỡ của Gs. Nguyễn Văn Sâm, Viện Việt Học xuất bản, 2012, nói lên những biểu hiện văn hóa tệ lậu ở Việt Nam ngày nay.


Vì chỉ được phát biểu ý kiến trong 7 tới 10 phút tôi chỉ đủ thời giờ vắn tắt nêu lên là văn hóa vô cùng quan trọng, văn hóa phải có tự do, người cộng sản phá hoại văn hóa và môi trường nhiều hơn là bảo tồn văn hóa và môi trường, và e rằng những biểu hiện văn hóa (cultural manifestations) xấu ở Viêt Nam ngày nay lâu dần trở thành nếp sống văn hóa và gia tài văn hóa (cultural heritage) thì thật là đáng buồn cho đất nước mình. Tôi kết luận là tác phẩm Việt Nam: Văn Hóa và Môi Trường còn rất quí giá vì: 1) có thể coi như chuẩn mực để so sánh, đối chiếu với những thay đổi theo thời gian về văn hóa và môi trường ở Việt Nam hiện nay và sau này; 2) có thể cảnh tỉnh người cộng sản trong nước để đừng hay bớt làm suy đồi văn hóa và phá hoại môi trường; 3) có thể coi như chuẩn mực về văn hóa để nếu Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm và đô hộ lần nữa thì tác phẩm này sẽ được dùng để phục hưng văn hoá Việt Nam sau này.


Trong phần thảo luận tôi có đề nghị Gs. Thái Công Tụng sẽ cho xuất bản thêm một tác phẩm nữa của ông về vấn đề môi trường ở Việt Nam và đăng thêm những bài nghiên cứu của Gs. Phạm Hoàng Hộ là chuyên viên về thực vật ở Việt Nam. Sau 1975 Gs. Phạm Hoàng Hộ còn ở lại Việt Nam. Ông đã phản đối và can ngăn người cộng sản đừng phá hoại rừng. Một thí dụ là họ đã cho đốt vài trăm cây số rừng tre ở bắc Nam Phần tiếp giáp Trung Phần để trồng khoai lang. Ông nói số tre nếu không bị đốt đi sẽ dùng để bán cho Nhật làm đũa cũng có lợi hơn nhiều. Gs.Thái Công Tụng trả lời là mắt đã kém và ngồi computer nhiều rất mệt. Thật rất tiếc không biết bao giờ tôi sẽ lại được theo học một khóa học về rừng cây Việt Nam; rừng Việt Nam và thiên nhiên sẽ có được bảo tồn không vì hiện nay người cộng sản đang mặc sức tùy tiện phá rừng.

https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 228906 visitors (433927 hits) on this page!