Vài loại cây ăn trái
miền châu thổ Cửu Long
GS Thái Công Tụng
Miền châu thổ Cửu Long vừa có đất phù sa phì nhiêu, vừa có khí hậu mưa nắng hai mùa thêm kinh rạch nên nhiều cây ăn trái rất phát triển với xoài, nhãn, chôm chôm, sầu riêng, sơ ri Gò Công v.v.Các loại cây ăn trái thường tập trung trên các vùng phù sa nước ngọt ít bị lụt, dọc sông Tiền, sông Hậu như Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ. Các vườn cây ăn trái thường nằm dọc theo sông, bờ kinh rạch, tại các cù lao còn gọi là cồn như cồn Phụng, cồn Tân Long hoặc trên các đất giồng của tỉnh Trà Vinh, Bến Tre . Có thể kể :
. xoài (Mangifera indica) nhiều ở Vĩnh Long, Mỹ Tho.
. chuối (Musa sapientum, Musa sinensis) tập trung ở Tiền Giang,Vĩnh Long, Bến Tre .
. khóm tức dứa (Ananas comosus) trồng trên đất phèn ở Long An, đất nhiễm mặn ở Cà Mau, Kiên Giang.
. cây có múi như cam, quít , chanh, bưởi trồng trên vùng phù sa nước ngọt giữa sông Tiền và sông Hậu.
. mãng cầu ta (Annona squamosa), mãng cầu xiêm (Annona muricata ).
. nhãn (Dicocarpus longan) ở Bạc Liêu . Nhãn được nhắc đến trong ca dao:
Hai ta như sen mùa Hạ, cúc mùa thu
Như tháng mười hồng, tháng năm nhãn
Em theo chim, em đi về tháng tám
Anh theo chim cùng với tháng ba qua
Sau đây là vài loại cây ăn trái quan trọng tại miền Châu thổ Cửu Long:
1.Cây sầu riêng
Cây sầu riêng tên khoa học là Durio zibethinus, thuộc họ Bombacaceae (có tài liệu cho vào họ Malvaceae ), là cây ăn trái, trồng nhiều ở nhiều xứ nhiệt đới như Viet Nam, Indonesia, Guyane ở Nam Mỹ . Trái sầu riêng có gai, cân nặng đến 5kg, có mùi thơm đặc trưng khi chín nên những người không quen ngửi mùi sầu riêng sẽ có cảm giác khó chịu nên nhiều xe vận tải công cọng không muốn chuyên chở loại trái cây này khi chín. Ở Việt Nam, ta gặp cây này ở khu vực Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long. Hiện tại diện tích trồng cây sầu riêng ở nước ta chiếm hơn 15.000 ha . Sầu riêng có hàm lượng dinh dưỡng cao được sử dụng làm thực phẩm. Thông thường sầu riêng được dùng để ăn tươi, làm bánh keo, phụ gia… rễ và lá làm thuốc hạ sốt, trị vàng da do gan…
Đây là loài cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập nước, chính vì thế nhà vườn cần đảm bảo lượng nước tưới cho cây vào mùa khô và hạn chế ngấp úng vào mùa mưa. , Quả sầu riêng có màu xanh, xung quanh có gai nhọn, quả chín có màu vàng, bao quanh hạt sầu riêng là phần thịt quả có vị ngọt, béo, rất thơm.
Hoa của cây sầu riêng là hoa lưỡng tính mọc thành từng chùm, đặc biệt hoa sầu riêng mọc ở thân cây, thân cành chứ không mọc ở hoa ở đầu cành như những loài cây khác.
Sầu riêng là cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nhà nông
Sầu riêng là cây thuộc vùng nhiệt đới, chính vì thế, nhiệt độ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển là trong khoảng từ 22 đến 300C.
Cây sầu riêng có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng để đạt năng suất, chất lượng cao thì nên trồng sầu riêng ở vùng đất thịt pha cát hoặc đất phù sa, Sầu riêng thuộc cây thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể cao từ 25 – 30m, cây có tán lá thưa. Rễ của cây có thể ăn sâu xuống lòng đất 7- 9m, nhưng cây rất dễ bị bất gốc khi gặp gió lớn, nên cần trồng các loại cây chắn gió xung quanh vườn, cũng như cần có các biện pháp chống đỡ cây trong mùa mưa bão.
Sau khi trồng khoảng 3 – 4 năm cây sẽ cho thu hoạch. Quả sầu riêng có màu xanh, xung quanh có gai nhọn, quả chín có màu vàng, bao quanh hạt sầu riêng là phần thịt quả có vị ngọt, béo, rất thơm.
Lá sầu riêng là lá đơn mọc so le, mặt dưới có mùa hơi vàng nâu, hoa của cây sầu riêng là hoa lưỡng tính mọc thành từng chùm, đặc biệt hoa sầu riêng mọc ở thân cây, thân cành chứ không mọc ở hoa ở đầu cành như những loài cây khác.
2.Cây xoài
Xoài là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc cây xoài ở miền Đông Ấn Độ và các vùng giáp ranh như Miến Điện, Việt Nam, Malaysia. Tên khoa học là Mangifera indica thuộc họ Anacardiaceae.
Quả xoài chín có màu vàng hấp dẫn, có vị chua ngọt, mùi thơm ngon. Xoài chín được ăn tươi, đóng hộp, làm nước trái cây, mứt kẹo, kem, sấy khô để tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu.
– Thân, tán cây: Cây thân gỗ lớn, mọc khỏe, cao 10-20m, có tán rậm. Ở những nơi trảng, chiều cao cây và tán cây có đường kính tương đương. Tán cây lớn hoặc nhỏ tùy theo giống.
Cây xoài
Một năm, xoài có thể ra 3-4 đợt chồi tùy theo giống, tuổi cây, thời tiết và tình hình dinh dưỡng; cây con ra nhiều đợt chồi hơn so với cây đang cho quả; cây già rất khó ra chồi. Lá non sau 35 ngày mới chuyển xanh hoàn toàn, mỗi lần ra lá, cành xoài dài thêm 20-30cm.
– Hoa: Hoa hợp thành chùm kép ở ngọn cành, chùm hoa dài khoảng 30cm, có 200-400 hoa. Mỗi chùm thường có 2 loại hoa: hoa lưỡng tính và hoa đực. Tỉ lệ hoa đực và hoa lưỡng tính trên cây phụ thuộc vào giống và điều kiện khí hậu ở địa điểm trồng. Hoa nhỏ, màu vàng, có 5 lá đài nhỏ, có lông ở mặt ngoài, 5 cánh hoa có tuyến mật, 5 nhị nhưng chỉ có 1-2 nhị sinh sản. Cây thuộc dạng quả hạch, chín màu vàng, thịt vàng, ngọt, thơm, nhân có xơ. Hạt rất to.
Xoài là cây thụ phấn chéo, thụ phấn nhờ côn trùng là chủ yếu. Thời gian tiếp nhận hạt phấn của nhụy rất ngắn, chỉ sau vài giờ. Ở xoài, nhụy thường chín trước, thời gian tốt nhất để nhụy tiếp nhận hạt phấn là lúc mặt trời mọc, trong khi đó nhị đực tung phấn chỉ vào khoảng 8-10 giờ sáng. Sự không trùng hợp này là nguyên nhân cản trở sự thụ phấn và thụ tinh của xoài.
– Quả: xoài chín có màu vàng hấp dẫn, có vị chua ngọt, mùi thơm ngon. Xoài chín được ăn tươi, đóng hộp, làm nước trái cây, mứt kẹo, kem, sấy khô để tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu. Miền Châu thổ Cửu Long, có giống xoài nổi tiếng, gọi là xoài cát Hoà Lộc trồng tại khu vực được sông Tiền bồi đắp phù sa màu mở .
3.Cây vú sữa có tên khoa học là: Chrysophyllum cainito, Tên tiếng Anh: Star apple. Được du nhập từ châu Mỹ vào Ấn Độ, Sri Lanka, Thai Lan và sau đó vào Việt Nam. Cây sinh trưởng phát triển trong đìều kiện nhiệt độ từ 22 – 34 độ C. Cây chỉ ra hoa kết quả tốt trong điều kiện khí hậu có 2 mùa mưa nắng phân biệt. Về đất đai chúng sinh trưởng phát triển tốt trên các lọai đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, thóat nước tốt và độ pH từ 5,5 đến 6,5 và độ cao không quá 400m so với mặt nước biển.
Có giống Vú sữa Lò Rèn, nguồn gốc xã Long Hưng huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Đây là vú sữa cho hiệu quả cao nhất, năng suất đạt từ 1000 – 1500 quả/cây đối với cây từ 8 năm tuổi trở lên.Trọng lượng quả khá lớn đạt trung bình 200- 300gram/quả. Vỏ quả khi chín có màu hột gà, tươi bóng, phẩm chất ngon, có giá bán cao nhất . Về cách trồng:
-nếu chủ động nước tưới có thể trồng bất cứ thời điểm nào trong năm; tuy nhiên trồng vào mùa mưa sẽ ít tốn công tưới. Tại vùng thấp ven sông Saigon, sông Vàm Cỏ thì phải đào mương, lên liếp và làm hệ thống đê bao, cống bọng để tưới – tiêu chủ động. Ngoài ra, chú ý trồng cây chắn gió vì cây vú sữa dễ bị lật gốc, tét nhánh ; đặc biệt là những vườn ở ven sông lớn. Hàng cây chắn gió phải thẳng góc với hướng gió thường thổi tới. Hàng cây chắn gió còn giúp giữ độ ẩm cho vườn, tránh được đổ ngã khi có gió lớn, cây thụ phấn và đậu quả cũng tốt hơn. Do rễ cây vú sữa ăn nông nên nhiệt độ của đất cao sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ. do vậy cần phải tủ gốc cho cây bằng rơm rạ, lá mục…để giữ ẫm cho đất . Sau khi trồng từ năm thứ 5 trở đi là cây bắt đầu cho trái ổn định và cũng là giai đọan vườn cây kinh doanh. Vì vậy, nên bón phân cho cây giúp cây ra hoa, đậu quả, nuôi quả, trước thu họach 1tháng. Lượng phân bón thay đổi theo sản lượng và năm tuổi của cây.
Người ta nhân giống bằng phương pháp chiết cành: chọn các cây cho năng suất cao và độ tuồi từ 6 – 10 năm tuổi ; trên cây chọn các cành bánh tẻ khỏe mạnh không sâu bệnh có độ tuổi từ 12 – 14 tháng tuổi, cành nằm ngang, da vừa hóa gỗ không mang cành vượt chọn làm cành chiếc.
Cũng có thể nhân giống bằng phương pháp ghép.
4.Cây Sơ ri Gò Công. Tên khoa học của cây này là Malpighia glabra, còn gọi là Barbados Cherry hay Acerola, rất giàu vitamin C . Hoa mọc thành chùm màu hồng
Cây sơ ri có mặt trên vùng đất nhiễm mặn vùng Gò Công từ rất lâu . Do thích hợp đất mặn nên hương vị của trái sơ ri Gò Công ở đây không nơi nào có được. Hiện nay, diện tích cây này chừng vài trăm hecta với các giống sơ ri truyền thống, sơ ri ngọt, sơ ri Brasil. Sau khi có doanh nghiệp của Nhật Bản đầu tư và bao tiêu thì diện tích mới tăng lên khoảng 500 ha.
Khách du lịch tham quan vườn sơ ri ở Gò Công
Công ty Nhật có tiêu chuẩn quản lý chất lượng riêng, chỉ thu mua những trái sơ ri an toàn về chất lượng và truy nguyên được nguồn gốc. Hiện ngay, Việt Nam và Brasil có diện tích trồng sơ ri lớn nhất thế giới. Riêng tỉnh Tiền Giang có vùng chuyên canh sơ ri trên đất nhiễm mặn ven biển Gò Công, với diện tích khoảng 300 ha . Sơ ri Gò Công nổi tiếng là giống sơ ri ngon nhất Tây Nam Bộ. Sơ ri có thịt chắc, đảm bảo vị chua ngọt tự nhiên, hạt vừa, các múi to đều và da căng bóng. Ngoài vị ngon khác biệt, sơ ri Gò Công còn đáp ứng hầu như đầy đủ yêu cầu của nhiều đối tượng khách hàng: người thích chua thì có giống sơ ri xanh, chua chua giòn giòn. Người thích chua vừa thì có giống sơ ri chua vừa. Người thích ngọt thì cũng có giống sơ ri ngọt, đỏ da, mọng nước. Loại trái cây nhỏ nhắn này còn cung cấp một lượng vitamin C, vitamin A, B1, B2, B5, B9 cực lớn cho cơ thể. Ăn sơ ri cũng không cần cầu kỳ chế biến, chỉ cần rửa sạch và dùng ngay hoặc có thể làm thành ly nước ép sơ ri bổ dưỡng. Sơ ri Gò Công ngày nay không chỉ phục vụ cho thị trường trong nước mà còn có mặt trên các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Hong Kong, Singapore…
5.
5.Cây chôm chôm. Đây là cây người nước ngoài gọi là cây rambutan, thường gặp khá nhiều trong vườn nhà ở Sri Lanka, ở Malaysia .Tên khoa học Nephelium lappaceum, thuộc họ Bồ Hòn (Sapindaceae). Hoa nở vào tháng ba đến tháng 7 còn trái chôm chôm ăn được quàng 4 tháng sau khi ra hoa. Mùa quả chín từ tháng 6 đến tháng 9. Loài ong thường hút nhụy hoa trên cây chôm chôm ở Mã Lai .Cây có cả hoa đực lẫn hoa cáị nhưng hoa cái cho mật hoa (nectar) 3 lần nhiều hơn hoa đực. Cây chôm chôm có thể là cây đực hay cây lưỡng tính nên cần thụ tinh chéo.
Hiện nay xứ Nicaragua cũng trồng chôm chôm nhờ vài đoàn cứu trợ từ Âu Châu đưa giống đến đây trồng. Ở Philippin thì có giống chôm chôm Maharlika cho trái dễ lột từ hạt.
6.Cây Măng cụt (Garcinia mangostana), là một loài cây thuộc họ Bứa (Clusiaceae). Nó cũng là loại cây nhiệt đới cho quả ăn được, rất quen thuộc tại Đông Nam Á. Cây cao từ 7 đến 25 m. Quả khi chín có vỏ ngoài dày, màu đỏ tím đậm. Ruột trắng ngà và chia thành nhiều múi có vị chua ngọt thanh thanh và có mùi thơm thu hút.
Măng cụt thuộc cây ăn quả nhiệt đới được trồng nhiều ở Thái Lan, Mã lai, Phi luật tân, Indonêsia và Việt Nam. Măng cụt là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng và dược xem như là nữ hoàng của cây ăn trái nhiệt đới bởi lẽ dáng trái đẹp và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Giá bán tại Nhật lên đến 3USD/ trái (trọng lượng > 80g), còn ở Thái Lan 2USD/ Kg. Diện tích măng cụt ở Thái Lan trên 30 ngàn hecta và xuất cảng hàng năm 3 ngàn tấn.
Do măng cụt là loại cây ăn quả không cần có sự thụ phấn để đậu trái, hạt phát triển từ phôi cái, nên cây trồng từ hạt cũng có đặc tính giống như cây mẹ (Trừ các trường hợp đột biến có thể xảy ra). Cây măng cụt Việt Nam và Thái lan chỉ có 01 giống, do đó nhà vườn nên mua giống của Việt nam để ít tốn . Nhà vườn nhân giống bằng hạt hay bằng cách ghép; tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu ở Mã Lai cho thấy cây ghép có tỷ lệ cây chết sau khi trồng cao hơn cây trồng hạt. Trọng lượng trái và số trái của cây ghép thấp hơn cây trồng hạt.
Tại miền Đông Nam phần cũng như tại miền châu thổ Cửu Long, nông dân trồng cây măng cụt trên liếp với đào mương. Liếp rộng chừng 5 mét . Mương để đưa nước vào ruộng khi thủy triều lên và cũng để thoát nước khi thủy triều xuống. Ngoài ra nhà vườn thường làm hệ thống đê bao để chủ động nước cho vườn cây. Khi cây con chừng 2 năm tuổi mới đem ra trồng trong những hố có bón phân chuồng hoai kết hợp với it phân hoá học . Cây cho quả sau 7 đến 9 năm, lúc đầu quãng vài trăm quả mỗi cây nhưng khi cây trên 30 năm thì có thể cho đến vài ngàn quả.
Khi cây còn nhỏ, lá thường bị bệnh Pestalotiopsis flagisettula hoặc Marasmiellus scandens. Vài loài sâu ăn lá: Stictoptera, Phyllocnictis citrella . Khi trái gần chín thì có ấu trùng của loài sâu đục quả (Curculio sp). Bên Thái Lan, còn gặp loài khuẩn Diplodia theobromae trên thân cây sau khi thu hoạch quả
Trái măng cụt
Cây măng cụt không hạp với đất vôi hoặc đất cát nghèo chất mùn, Ngoài ra, mảng cụt cần mưa đều trong năm. Măng cụt là cây ưa bóng, đặc biệt trong 2 năm đầu. Phải che bóng cho cây con là điều cần thiết ( giảm bớt 50-60% ánh sáng), trong giai đoạn cây con phải dùng mái che, khi trồng cũng nên che mát cho cây bằng vật liệu như lưới che sáng hoặc tre đan có khoảng trống để cho ánh sáng di qua ( khoảng 50%) hay trồng chuối ở 4 hướng cách gốc măng cụt ít nhất 1m đến cuối năm thứ hai (trồng chuối ở 4 hướng và không nên trồng cây chuối sứ vì cây có bộ rễ phát triển mạnh và phân huỷ chậm khi đã bị cắt rời khỏi cây).
7.Cây nhãn
|
Nhãn là cây ăn trái được ưa chuộng, nhiều năm trở lại đây nhãn có quanh năm do nhiều người dân áp dụng được kĩ thuật cho nhãn ra quả trái mùa. Có rất nhiều hộ gia đình trồng nhãn kinh doanh, tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có năng suất và chất lượng nhãn theo ý muốn.
Nhãn giống hiện nay rất đa dạng về chủng loại như: Nhãn tiêu da bò, Nhãn lồng Hưng Yên, nhãn Hương Chi, Nhãn Miền Thiết, nhãn tím Sóc Trăng, nhãn long……Đa số các loại nhãn đều cần một phương pháp trồng chuẩn. Dưới đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn cũng như các loại sâu bệnh hại và cách phòng trừ tốt nhất để có những vụ nhãn bội thu.
– chọn nhãn giống khỏe, cây cứng cáp, cây cho nhiều quả, chất lượng quả ngọt, cùi dày, thơm, năng suất cao mang lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế.
– nhân giống . Gieo hạt, chiết cành. Tuy vậy, phương pháp chiết cành được sử dụng nhiều bởi cây nhãn cho ra quả, cây con kế thừa được những ưu điểm của cây mẹ tuy nhiên cây sẽ mau già, dễ bị đổ ngã…
8.Cây mãng cầu
Mãng cầu là một loại cây có tính thích ứng lớn, chịu được mùa khô khắc nghiệt. Trái mãng cầu có độ ngọt cao, vị chua nên không lạt, lại có hương thơm của hoa hồng nên được nhiều người ưa thích.
Cách nhân giống cây mãng cầu dai
– Nhân giống bằng hạt: do hạt có vỏ cứng bao quanh nên có thể bảo quản được 2 – 3 năm. Xử lý hạt bằng cách: xóc hạt với cát cho sứt vỏ, hoặc xử lý axit sunfuric, ngâm nước nóng 55 – 600C trong 15 – 20 phút, hạt có thể nảy mầm sau 2 tuần lễ. Trồng từ hạt sau 2 – 3 năm cây có thể cho trái.
– Nhân giống vô tính bằng biện pháp ghép cành: Trước hết phải chọn những cây mẹ có những đặc tính ưu việt như: trái to ít hạt, hạt nhỏ, độ đường cao, dễ vận chuyển (múi dính thành một khối). Mãng cầu dai chỉ có thể ghép tốt trên 2 gốc ghép là mãng cầu dai và nê (có người gọi là bình bát vì trái giống bình bát) nhưng hạt nê khó kiếm, vậy tốt nhất là dùng gốc ghép mãng cầu dai. Có thể ghép áp, ghép cành hay ghép mắt. Gốc ghép phải 1 – 2 tuổi. Cành ghép là cành đã hóa gỗ đường kính 1 cm trở lên lấy ở đoạn cành lá đã rụng hết. Cắt dài 12 cm, có thể ghép nêm vào cành gốc ghép, cũng có thể cắt ngọn gốc ghép rồi cắt vạt gốc ghép và cành ghép sao cho áp vào nhau vừa vặn. Vết cắt dài khoảng 5 – 6 cm.
Đặc tính
– Mãng cầu dai ưa đất thoáng, không nên trồng ở đất thấp úng. Tuy chịu được đất cát xấu nhưng chỉ phát huy được ưu điểm nếu đất nhiều màu và không bón phân thì chóng già cỗi, nhiều hạt, ít thịt (cơm). Phải chăm sóc cây từ khi trồng để cây khoẻ, nhiều nhựa (sức sống tốt) thì mới cho trái ngon.
– Mãng cầu dai chống úng kém nhưng chống hạn tốt. Ở đất cát ven biển hay ở đất cao hạn gặp mùa khô, rụng hết lá, khi mùa mưa trở lại vào tháng 4 – 5 lại ra lá, ra hoa. Những lứa đầu hoa rụng nhiều, sau đó khi bộ lá đã khỏe, quang hợp đủ thì trái đậu. Những lứa hoa cuối, vào tháng 7 – 8 cũng rụng nhiều; trái kết được cũng nhỏ vì vậy mãng cầu dai thuộc loại trái có mùa không như chuối, dứa, đu đủ, và cả mãng cầu xiêm nữa (ở miền Nam là loại trái quanh năm). Cũng do nhịp độ sinh trưởng như vậy, trồng mãng cầu dai không cần tưới. Tuy vậy, nếu có tưới, chăm bón thì mùa ra trái kéo dài hơn
.- Mãng cầu dai tương đối chịu rét. Mùa đông ngừng sinh trưởng, rụng hết lá mùa xuân ấm áp lại ra đợt lá mới, nhờ đó mãng cầu dai không những trồng được ở miền Bắc mà còn ở Nam Trung Quốc, Đài Loan, Bắc Ấn Độ Trồng và chăm sóc
– Mãng cầu dai chủ yếu gieo hạt trong bầu hoặc gieo thẳng vào chỗ cố định, do đó ít khi phải đánh bầu, đi trồng. Nếu ương cây giống bằng cách gieo hạt ở trong bầu nên đợi tới khi cây khoảng 1 năm tuổi cao khoảng 40 – 50 cm đem trồng thì dễ sống hơn.
– Ở đất cát ven biển đất xấu, người ta thường trồng quá dày và thường không bón phân do đó trái bé, hạt nhiều. Nên trồng với khoảng cách 4 m ở đất xấu, 5 mở đất tốt kết hợp chăm bón để trái to, cơm nhiều.
Cách chăm sóc cây mãng cầu dai
– Thời vụ trồng : đầu mùa xuân và có thể kéo dài đến tháng 8, 9. Nhất thiết phải tưới đẫm nước khi vừa trồng, dù là cây ương trong bầu, hay cây đánh đi trồng cho đến khi cây xanh trở lại, phải tưới nếu nắng hạn. Sau này khi cây đã ra trái, tưới bổ sung khi gặp trời hạn cũng có lợi.
– Bón phân: Nên bón 20 – 30 kg phân chuồng khi trồng cho mỗi cây. Sau đó khi cây lớn bón phân cho 1 cây như sau: Phân chuồng hai năm đầu bón 20 kg/năm, sau đó từ năm thứ ba trở đi 30 kg/năm. Phân chuồng nên bón làm một lần hoặc hai lần trước mùa mưa và sau khi thu trái. Phân khoáng (bón thêm với phân chuồng) năm đầu bón phân NPK 16 -16 – 8 : 0,5 kg cho mỗi cây. Từ năm thứ hai trở đi cứ thêm 1 năm tuổi bón thêm 0,5 kg. Ví dụ năm thứ hai bón 1 kg/cây, năm thứ ba 1,5 kg và đến năm 9, 10 thì thôi không tăng nữa. Để trái thêm ngọt, có thể bón thêm phân Kali từ năm thứ ba trở đi, 0,5 kg cho mỗi cây, và sau đó tăng lên chút ít mỗi năm.
Sâu bệnh: mãng cầu dai ít sâu bệnh. Tuy vậy cần chú ý phòng trị rệp sáp, rất phổ biến ở các vườn ít chăm sóc. Khi mãng cầu chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, dễ nhận ra ở màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sôi ở đó. Khi có trái thì bám vào trái hút nhựa, từ khi trái còn non đến tận khi chín, thường ở kẽ giáp ranh giữa hai múi vì chỗ này vỏ mỏng, không những làm mất mỹ quan, khó bán được, mà còn làm giảm chất lượng do vị nhạt. |