Về nhà theo hướng Tây
10/6/2020

VỀ NHÀ THEO HƯỚNG TÂY

 Chuyên gia Phạm Thanh Khâm

 

Lời Dẫn Nhập

        Dù đi xa nhà cho công việc gì hay du lịch, cuối chuyến đi đều phải trở về nhà. Đầu năm 1968 tôi đi tham dự khóa tu nghiệp về trồng lúa ở Đại học Hawaii. Mãn khóa tu nghiệp, trên đường về nhà ở Sài Gòn, tôi ghé Manila 3 ngày. Tháng 10, 2013, tôi và bà xã đi du lịch đến Hawaii cùng với gia đình của vài bạn văn. Cuối chuyến đi, tôi và bà xã về nhà ở Houston, Texas theo chuyến tàu chợ ghé lại Los Angeles  và Minneapolis. Với hai chuyến đến Hawaii vào hai thời điểm cách nhau 45 năm và hai chuyến về nhà theo hai ngả trái ngược nhau đã gợi tôi niềm nhung nhớ chuyến về nhà theo hướng đông. Những điều tôi viết dưới đây là những mảng kỷ niệm để các bạn đọc giải trí cho vui.  

Aloha

      Và tôi xin mở đầu trang tạp ghi này bằng ngôn ngữ của hải đảo: Aloha 

 



Phạm Thanh Khâm & bà xã Phù Linh Trân
tại bãi biển Waikiki tháng 10/2013

 

      Tại bãi biển Waikiki vào một buổi tối trong lành của chuyến đi, hai nhà văn Trần Việt HảiNguyễn Văn Thành ngồi xem đốt pháo bông ở Khách sạn Hilton cùng hàng ghế với tôi. Ba chúng tôi đề cập viết nhiều chuyện ngắn cho xuất bản chung trong một quyển sách sắp tới, và  chúng tôi đều phát biểu lời đồng thuận. Ngày hôm sau lúc đi lang thang bên đồi nhìn xuống phố Honolulu, anh Việt Hải đề nghị ba chúng tôi có ảnh dưới đây.

 

 Từ trái sang phải : Phạm Thanh Khâm, Trần Việt Hải,
Nguyễn Văn Thành tại đồi Honolulu tháng 10, 2013

     Chuyến du lịch này cho tôi và bà xã ghi dấu kỷ niệm 50 năm ngày cưới của hai chúng tôi. Bài viết này không ghi chi tiết mà hai nhà văn Trần Việt Hải và Nguyễn Văn Thành lần lượt đề cập nhiều sắc thái khác nhau của tiểu bang được  thu nhận vào Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ  năm 1959  trong hai bài văn in trong sách. Tôi chỉ muốn ghi lại xúc cảm của mình  khi đọc cái e-mail của Anh Trần Đăng Hồng gửi từ Anh quốc vào ngày chót của chuyến đi.

Aloha, cám ơn email thăm hỏi của Anh Trần Đăng Hồng với lời nhắc nhở những tuần lễ cùng đến đảo thơ mộng Kauai năm 1968.

Kẻ Còn Người Mất

Anh Trần Đăng Hồng đã nhắc  tôi nhớ lại nhiều mảng kỷ niệm đẹp trong đời. Như đã có ghi lại một phần về chuyến đi vào đầu năm 1968 trong bài “Tản Mạn Về Lúa Việt Lúa Mỹ”,  tám chuyên viên Việt của Bộ Canh Nông miền Nam và tám cố vấn Mỹ của cơ quan viện trợ USAID được chọn gửi đi tu nghiệp về lúa gạo tại Tropical Rice Production Center ở đảo Kauai thuộc  Đại học Hawaii. Bốn mươi lăm năm sau bao giông bão của cuộc đời, tôi và anh Trần Đăng Hồng gặp lại nhau, sáu người của nhóm này còn lưu  lạc hoặc đã đi về thế giới bên kia. Sau chuyến đi 1968, anh Trần Đăng Hồng và tôi cùng tất cả các đồng nghiệp của cuối thập niên 60’s, đầu thập niên 70’s đóng góp vào việc mở đường thoát khỏi nền nông nghiệp lạc hậu của thời kỳ Pháp thuộc.


Ảnh minh họa sau đây ghi lại một thời Việt Nam đi vào cuộc cách mạng xanh (Green Revolution) với các giống lúa IRRI du nhập được Tổng Trưởng Tôn Thất Trình đặt tên Lúa Thần Nông góp phần trong việc phát triển ngoạn mục cho nền nông nghiệp miền Nam trước 1975. 

 

 Ảnh chụp năm 1967 tại Viện Khảo Cứu Quốc Tế Lúa Gạo IRRI Phi Luật Tân của phái đoàn Bộ Canh Nông miền Nam Việt Nam gồm:   từ trái sang phải, hàng đứng:
Giáo sư Đoàn Minh Quan
(đã quá vãng), Tổng Thư Ký Đỗ Thúc Vịnh (đã quá vãng), Tổng Trưởng Tôn Thất Trình, chuyên viên Phạm Thanh Khâm. Hàng ngồi chuyên viên Ngô Văn Quyền (đã quá vãng), chuyên viên Lê Nguyên Khôi (đã quá vãng), chuyên viên
Nguyễn Phú Kiều (đã quá vãng).

 Ảnh scanned ngày 21/10/2013 tại Houston.

     Tiến sĩ Trần Văn Đạt (tức nhà thơ Huy Lữ) đã viết chi tiết in trong nhiều Đặc San của Hội Nông Nghiệp Việt Nam Hải Ngoại và 3 quyển sách dày hơn 1,300 trang về cây lúa, về sự đóng góp vào sự thành công của chương trình Lúa Thần Nông do tất cả chuyên viên nông nghiệp thực thi trước ngày thay đổi vận mạng của đất nước từ sản xuất đến thu mua.

 
Dư Âm Ngày Cũ

     Nhớ lại ngày đó chúng tôi là những thanh niên nhiệt tình năng động. Bác sĩ Trần Quang Minh và cựu Tổng Trưởng Cao Văn Thân đã viết hai bức thư cảm động.  

 

Thư đề ngày 14/5/2013:

Dear Anh Kham:

You don't know how happy I am to connect with my right-hand man again after so many years.  I will die happy now.

 I must thank Anh Hoa for this favor. He started all these drives back to memory lane.

 And while I have Anh Hoa on this dien dan, may I ask  him as to why Yahoo sent your email to the Junk Bin. It did the same thing with Chi Ha Ui, a famous NK-7. If I did not check I would have missed you. Did you do anything that pissed Yahoo off?

Anyway, let me get back to my conversation. You and I lost contact ever since you went to the USA for your study and to Africa or somewhere for your work after the war.

All these years I was looking for a chance to meet up with you to thank you for all the valuable help you gave me in the discharge of my duty as DGA. I could not think of any of my 10 Directors who had contributed more than you to the achievements of my service to our country, our people, our government, and our cause. Also, I want to see your loving wife again to thank her for saving my life. For that and more I will be forever indebted to you two till the end of time.

Do you know that thanks to the DGLA work in land reform, I got my Nong Nghiep Boi Tinh Second Class, and thanks to mainly your works in agricultural development, I got my NNBT First Class? It's always the efforts of people who work their asses off underneath that the boss got the reward. Isn't it something? I bet you anything that sometimes you had second thought above having your wife revive me when I was about to die because of all the goddamn hardships I put you through during my heydays. You see, your biggest problem was that your office was next door to mine and your Directorate was responsible for almost half of the DGA's major programs. Earlier I said mistakenly a third. Most Directorates ran one or two or at most three programs like the Directorate of Fisheries had Fresh Water Fisheries Development Program, Ocean Fisheries Development Program, Fishing Boat Motorization Program; the Directorate of Livestock Production and Protection had the Accelerated Animal Protein Production Program, the Vaccination Production Program, and the Animal Protection Program. Your Directorate had more than a dozen Programs that I still remember maybe more (rice, sorghum, corn, soybean, peanut, rubber, tea, coffee, fiber crops, vegetables, fruit trees, cashew nuts, oil seeds, coconuts, sugar canes, pepper... And of course, its Accelerated Miracle Rice Production Program was so humongous that it dwarfed all other programs by its size contemplated, its human and material resources involved, its impact felt, its geography covered, and its urgency demanded.

On top of that I threw you a couple of curved balls to cause you a few more sleepless and sexless nights like I wanted you to launch the crash sorghum program for animal feed grains [Do you realize that this animal feeds program ended up saving hundred thousands of your fellow unfortunate countrymen savagely interned in the gulags?] and of course, the goddamn Cashew Nuts Program as though you did not have enough on your plate already. You were a pretty imperturbable guy but the day I told you to add that nutty program to the 5-Year Agricultural Development Plan, you looked at me with your eyes wide open with dismay and disbelief as though wanting to say, "Really? Nuts, huh? Are you out of your goddamn mind?" But always as a good trooper you were, you hurried back to your technical staff across the hall to carry out the order before I was able to explain to you the rationale of that program. Judging from the commotion and guffaws I overheard in your compound, I bet you went back to your guys and told them something like this, "Hey guys, you wouldn't believe if I tell you what our crazy DG wanted us to do now? Yes, nuts! Don't you wish you had an agro for boss instead?" Thus, it's not too late to tell you now, so that you won't die still am uc as to why!

You remember Robert Sweet, the Assistant Director of USAID, my counterpart, right? One day he and I visited my dad's Long Binh Poultry Farms in Lai Thieu, Binh Duong for him to assess the AAPPP by interviewing farmers there. I asked him what we could develop a poor province like BD where dat cay len soi da va kho can. He related an experience he had in the past in India with similar land where people grew cashew nuts not only for that prize nuts, but for the juice of that flavorful fruit and a valuable chemical that could be extracted from the skin cover of the nut, which is quite corrosive, that is very essential for the plastic industry, but cannot be synthesized. You make more money with the chemical than the nuts. We made a quick trip to India for a few days to see these plantations that employ so many poor people and bring so much income to an arid rocky infertile land and fuel the plastic industry there. When I came back to Lai Thieu in 2005 to see my dying mom for the last time, I saw that BD had a thriving cashew nuts business with large Korean and Japanese plants. Your people must have done something good there years ago. But nobody thought about the juice and the chemical parts. I saw mountains of fruits and nut cover rinds left to rot in the sun with trillion of maggots and flies buzzing around. What a waste! I went to see the Ty Nong Nghiep to see if there were any of our people to tell them about the other aspects of this program. There were none.

The goddamn commissar in charge had the same expression on his bland face when I explained to him as you did years ago when I told you about cashew nuts program, asking incredulously, "Who the hell are you, mister?" Of course, I couldn't tell him who I was. Nobody had the common sense of feeding all these fruits to pigs, fish, cow, chickens instead of feeding flies. Sad!

In retrospect, I was glad I advised Min Than to put a young dynamic hard-working technocrat in charge of the biggest outfit of our Ministry.  Min. Than usually listened to me when personnel matter was concerned .  Could you imagine the stress I would have if he put some older guy to work with me there? Just him not be able to travel all over the creation from one end of the country to the other to inspect first-hand the multitude of programs like you were doing would kill me because I had to do more of that function for him instead.  

Just working late and long hours for a few months almost did me in if it had not been for your kind-hearted wife. I was glad that I did not have a demanding wife and that you did have a good nurse wife or else President Thieu would have a half assed development plan to give to Nixon.

You need to write a book about these hectic years when you gave it your all for your country, your people, your profession, and your organization. You won't have to tell any of your grand children now should they ask you what the hell you did during the VN War that you were shoveling cow manure in the Mekong Delta.

The fact that we lost the war did not mean that all that hard work was wasted because the rock-solid foundation we laid down for agricultural production still lasted to this day, and if someone else say otherwise, he just bullshits . Van su khoi dau nan, my friend, you'd  better believe it.

You did an outstanding job, Kham. If someone does not believe that, send the son of a bitch to me. I will try my utmost to convince him if it is the last thing I do.

 Keep in touch and send my thanks and appreciation to your wife. I owe her a big one. If I could not pay her in this life, I swear I will try to do so in my next life. Promise!

Kindest regards. 

 

Minh.

  

 

Bác sĩ Trần Quang Minh (áo xanh & cà vạt), Phạm Thanh Khâm (đội mũ).  Ảnh chụp năm 1973 tại Long Khánh.
Scanned ngày 21/10/2013 tại Houston


Thư đề ngày 15/9/2013 :


Dear Anh Minh,

 I read your e-mail with emotions.
In retrospect, I was lucky to have had as young colleagues some of the most competent, dedicated and professional people at the MLRAD during the challenging periods of the VN war (late 1960s to early 1970s). I owe you, anh Kham, and many old MLRAD friends a big, hearty, sincere, and cordial hug.
I look forward to reading anh Kham's interesting book.

All the best.

Cao Văn Thân 

 

Hàng trước : Giám Đốc Canh Nông Phạm Thanh Khâm (đi bên trái) giới thiệu cây lúa du nhập từ IRRI trồng ở Biên Hòa với Tổng Thống Tưởng Kinh Quốc(đi giữa) của Trung Hoa Dân Quốc đầu thập niên 1970’s, Tổng Trưởng Cao Văn Thân (đi bên phải).

  

In Dấu Thời Gian

 

Ảnh minh họa dưới đây ghi lại mảng kỹ niệm đẹp của những ngày cũ ở quê nhà. Lâu lâu đem ra xem để thấy mình còn sống. 

 

 

Scanned ngày 21/10/2013 tại Houston

 
Sau Ngày Nghỉ Hưu

        Bạn Bùi Xuân Cảnh gọi tôi là Ông lão bán chạp phô (vì tôi giúp vợ buôn bán chạp phô sau ngày về hưu), bạn Đặng Đắc Cảm gọi tôi là Cao bồi già (vì tôi định cư tại Texas)! Anh Hồng,  sau bao năm dạy tại trường Nông Nghiêp Cần Thơ, làm việc cho Bộ Canh Nông miền Nam Việt Nam,  rồi với học vị PhD anh làm giáo sư tại Đại học Reading ở Anh Quốc đến ngày về hưu, anh vẫn còn viết lách nhiều thể loại rất giá trị cho nhiều trang mạng. Trang mạng mà anh đang làm cố vấn có tên http://thnlscantho-5.page.tl/ .

       Rồi mới đây khi nhận sách “Thuở Phiêu Bồng” của tôi gửi tặng anh. Sau khi đọc qua, anh đã đề nghị và được sự đồng ý của Webmaster Nguyễn Văn Thành của www.ninh-hoa.com để anh lần lượt cho lên mạng   http://thnlscantho-5.page.tl/   một số lớn chuyện ngắn trong sách của tôi viết về A-Phú-Hãn, Phi Châu, Lào… Do vậy tôi và anh Hồng thường liên lạc qua email, tôi lại có dịp  đọc các bài viết rất hay của nhà văn Nguyễn Thị Kim Thu, phu nhân của Anh Hồng qua các trang mạng Nông Lâm Súc Groups.

 

Nghề & Nghiệp

      Sau ngày về hưu, tôi đi hai chuyến công tác đến Liberia vào năm 2008 và năm 2009 trong khuôn khổ viện trợ USAID thuộc chương trình an toàn lương thực và sản suất lúa gạo. Một lần nữa tôi như sống lại những ngày tháng cũ sau chuyến đi Hawaii trở về nhà theo hướng đông với anh Trần Đăng Hồng vì người ta đang hy vọng một cuộc cách mạng xanh (green revolution) tại lục địa đen với giống lúa mới NERICA.

 

 Lúa Upland NERICA sắp gặt.
Ảnh của tôi chụp ngày 17/7/2008 tại Viện Khảo Cứu
Nông Nghiệp Liberia.  Scanned ngày 21/10/2013 tại Houston

 

Trung Tâm Lúa Gạo WARDA đặt bản doanh ở Cotonou, Benin đã cho phổ biến các giống NERICA đến mười mấy nước Phi Châu. Liberia du nhập vào đầu năm 2008 18 giống NERICA để quan sát. Bộ Canh Nông xứ này chọn được 2 giống cho lúa upland (NERICA 17, NERICA 14) và 2 giống lúa lowland (FKR19, NERICA-L19). Chờ kết quả vào các vụ thu hoạch tới xem sao. 

 



Giống Lúa Rẩy NERICA sắp trổ bông tại Viện Khảo Cứu
Nông Nghiệp nước Liberia. Ảnh của tôi chụp ngày17/7/2008.
Scanned ngày 21/10/2013 tại Houston.

 

      Hai anh Cissé và Bah của WARDA được cử đến Kokoya, Liberia để làm công việc của Chị Trần Thị Cẩm Tuyến và anh Nguyễn Văn Nhơn ở Trung Tâm Huấn Luyện Lúa Biên Hòa mấy mươi năm về trước. Khi từ giã họ ở Kokoya, anh Cissé bắt tay tôi nói lời tạm bìệt theo ngôn ngữ của văn hóa Guinea ba mươi năm về trước : Prêt Pour La Révolution Verte!

 

Ghé Manila (1968) và Minneapolis (2013) 

      Ba ngày dừng chân ở Manila tháng 2/1968 đã cho nhóm 16 người chúng tôi thăm viếng Viện Khảo cứu Quốc Tế Lúa Gạo IRRI, nơi đã lai giống và phóng thích các giống lúa  cao năng suất IR8, IR5, IR20, IR22…Tổng Trưởng Tôn Thất Trình đặt tên là Thần Nông TN8, TN5, TN20, TN22… 

      Bảy giờ dừng chân ở Minneapolis tháng 10/ 2013 đã cho hai chúng tôi ghé lại tư gia Anh Chị Nguyễn Văn Thành vài giờ thay vì ngồi đợi ở phi trường, thưởng thức nồi cháo cá chỉ có thể tìm thấy tại quê nhỏ Ninh Hòa của tôi. Một kỷ niệm khó quên của những ngày tháng rong chơi ở tuổi về chiều!

       Aloha! Cám ơn Anh Chị Nguyễn Văn Thành về nồi cháo cá được nấu lúc 2 giờ sáng và những ngày cùng rong chơi trên đảo Oahu.

 



Ành chụp tại Polynesian Cultural Center Hawaii
ngày 14/10/2013.

 Thay Lời Kết

       Tôi ra đời nhờ cô mụ vườn và lớn lên tại một ngôi làng nhỏ thuộc quận lỵ nhỏ bé  Ninh Hòa. Nhờ các thầy cô dạy dỗ và sự đùm bọc của ông bà cụ, tôi may mắn có được mảnh bằng câu cơm. Duyên may gặp được người tình cùng sinh trưởng ở Ninh Hòa đã hơn nửa thế kỷ.

       Tôi luôn trân quí những chuyện trên đời mang nặng tình và nghĩa, và vẫn mãi mãi là công dân của xứ nem chua nem nướng.

 

Viết tại Houston, Texas

 Phạm Thanh Khâm

 

 

 

 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931
 
PHỤ TRÁCH BIÊN TẬP
 
Sáng lập & Cố vấn:

TRẦN ĐĂNG HỒNG, PhD

Ban Biên tập :

VÕ THANH NGHI
vothanhnghiag@yahoo.com.vn
NGUYỄN THANH LIÊM
liem68dvb@gmail.com


Địa chỉ liên lạc: thnlscantho.3@gmail.com


Đặc San:
Đặc san XUÂN CANH DẦN (2010)
Đặc san XUÂN TÂN MÃO (2011)
Đặc san XUÂN NHÂM THÌN (2012)
Đặc san XUÂN QUÝ TỴ (2013)
Đặc san XUÂN GIÁP NGỌ (2014)
Đặc san XUÂN ẤT MÙI (2015)
Đặc san XUÂN BÍNH THÂN (2016)
Đặc san XUÂN ĐINH DẬU (2017)

Đặc san "Lưu Bút Ngày Xanh I (2010)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh II (2011)
Đặc san Lưu Bút Ngày Xanh III
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
https://www.facebook.com/groups/124948084959931/
 
Today, there have been 228905 visitors (433925 hits) on this page!