Tỉnh thứ hai Trung Quốc , sau Vân Nam, có biên giới chung với Việt Nam ,cần biết rõ hơn:
Tỉnh Quảng Tây hay Vùng Tự Trị Tộc Dân Tráng
G S Tôn Thất Trình
Đôi chút lịch sử Quảng Tây
( phần lớn chiếu theo Britannica .com , ngọai trừ phần liên quan đến sử ký Việt Nam)
Từ thuở ban đầu đến khỏang 1900 .
Quảng Tây – Guangxi được biết thời Tam Quốc ( 475- 221 trước CN-BC) là đất Bách Việt – Baiyue các tộc dân địa phương Miền Nam Trung Quốc thuộc triều đại Đông Chu, Châu – Dong Zhou ( 770 – 256 trước CN ) . Một nhóm phụ nhỏ của tộc dân Thái – Tai tên là Tráng – Zhuang sinh sống ở vùng này và có nền kinh tế căn cứ trên trồng lúa nước -wet , irrigated rice cultivation. Miền Đông Quảng Tây bị dân Hán ( Tàu miền Bắc ) chiếm cứ vào khỏang 214 trước CN vào triều đại Tần – Qin ( 221- 207 trước CN ) và Kênh Linh – Ling Canal được đào ra để nối các sông Tường – Xiang và sông Quý – Gui thành một đường sông Bắc Nam Trung Quốc . Một quốc gia độc lập tên là Nam Việt - Nan Yue, Tướng Triệu Đà – Zhao Tuo thiết lập, với sự trợ giúp của dân Tráng , vào cuối thời Tần và tồn tại mãi cho đến khi bị trào Hán ( 206 trước CN – 220 sau CN ) thôn tính vào các năm 112 – 111 trước Công Nguyên . Các nhà cai trị Hán giảm bớt quyền hành của dân Tráng bằng cách cũng cố chiếm đóng các vùng như các thị trấn Quế ( Qúy )Lâm – Guilin , Vũ Châu - Wuzhou , và Hửu Lâm- Yulin . Nhắc lại là Triệu Đà đánh bại vua An Dương ( Vương ) nước Âu Lạc – Việt Nam ( chuyện cổ tích nỏ thần lãng mạn Mỵ Châu – Trọng Thủy) năm 179 trước CN và thôn tính từ 179 đến 111 trước CN .
Năm 42 sau CN , tướng Mã Viện – Ma Yuan đánh dẹp khởi nghĩa Hai Bà Trưng . Mã Viện tổ chức lại chánh quyền Quảng Tây , cải thiện công trình công cọng, đào nhiều kênh , và khai khẩn đất hoang tăng gia sản xuất . Đền thờ Mã Viện vẫn còn nhìn thấy nhiều noi ở Quảng Tây . Trái lại, ở Việt Nam , ngay cả trụ đồng Đông Hán Mã Viện dựng lên với dòng chữ “ Đồng Trụ Chiết , Giao Chỉ Diệt . Mất Đồng Trụ thì Giao Chỉ tên Việt Nam thời bấy giờ bị diệt tan” củng không còn nữa vào cuối thập niên thứ 19 ( “ …Cột đồng Đông Hán tìm đâu thấy, chỉ thấy Tây Hồ bóng nước gương …, thơ của Hòang Cao Khải ). Từ cuối thời Hán đến bắt đầu đời Đường- Tang dynasty( 618- 907 ) các tộc dân Mien ( tên gọi ở Tàu là Yao hay Mán theo tiếng Việt ) từ Giang Tây – Jiangxi và Hồ Nam - Hunan cọng thêm vào những căng thẳng tộc dân của Quảng Tây. Khác với tộc dân Tráng, tộc dân Yao kháng cự lại văn hóa Hán - Tàu . Vùng núi đồi Qúy Bình- Guiping , Tân Tú- Jinxiu và Tú Nhân ?- Xiuren ở trung tâm Đông Quảng Tây ( vùng Đại Yao Sơn- Dayaoshan ) nơi dân Yao định cư trở thành một trung tâm bất ổn thường xuyên. Vào các triều đại kế tiếp , lại có thêm nhiều cuộc di cư tộc dân Yao từ các tỉnh Hồ Nam và Quý Châu – Guizhou .
Dưới triều đại Đường, Quảng Tây trở thành một phần của một tỉnh lớn có tên là Lăng Nam – Lingnan . Nhà học giả lừng danh là Liễu Dũng Nguyên- Liu Zongyuan là chủ tỉnh ở Liễu Châu - Liuzhou. Tuy nhiên, bức bội về dân Hán Tàu nới rộng, dân Tráng chuyễn qua hổ trợ vuơng quốc Thái – Tai Nam Châu - Nanzhao ở Vân Nam. Rồi Quảng Tây chia hai : một vùng tổ tiên là Tráng phía Tây từ Quế Lâm – Guilin đến Nam Ninh – Nanning và một vùng tổ tiên là Hán- Tàu ở phía Đông . Sau khi nhà Đường mất , một quốc gia Tàu độc lập có tên là Nam Hán – Nan Han thành lập, nhưng sau đó bị trìều đại Tống - Song dynasty ( 960 – 1279 ) hủy bỏ năm 971 . Sử Việt ghi là tháng 11 năm 938 , Ngô Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng , Lê Hòan thắng quân Tống xâm lăng tháng 3 năm 981 lần thứ nhất và tướng Lý Thường Kiệt nhà Lý ( 1075 - 1077 ) kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai . Lý Thường Kiệt, tên thật là Ngô Tuấn người làng An Xá huyện Quảng Đức – Gia lâm Hà Nội là tướng Việt duy nhất đã đánh Tống ở lảnh thổ Tàu , chủ động đưa quân Việt sang đánh các châu Ung, châu Khâm và châu Liêm : đạo quân Tôn Đản phó tuớng của ông hạ thành châu Ung là Nam Ninh- Nanning tỉnh Quảng Tây và đạo quân ông chỉ huy trực tiếp theo đường biển đổ bộ vào châu Khâm , châu Liêm tỉnh Quảng Đông , phá tan âm mưu địch, rồi rút về nước chuẩn bị sẳn sàng đối phó cuộc tấn công mới của chúng vào cuối năm 1077 . Lý Thường Kiệt chiến thắng ở Nam Bắc sông Như Nguyệt ( sông Cầu Hà Bắc- Việt Nam ngày nay ) , phá tan 10 vạn quân tác chiến và 20 vạn quân hổ trợ Tống.
Tống cai trị Quảng Tây bằng cách luân phiên dùng vỏ lực và hòa giải , một chánh sách không thỏa mãn nổi các nguyện vọng tốc dân Tráng cũng như không chấm dứt được chiến cuộc dữ dội dã man của tộc dân Yao chống lại Tàu . Năm 1052 lảnh tụ Tráng Nồng( –Nùng) Chí Cao - Nong Zhigao lảnh đạo cuộc nổi lọan và thiết lập một vương quốc độc lập ở miền Tây Nam Quảng Tây . Nổi lọan bị dẹp tan sau một năm , nhưng miền này tiếp tục sôi sục bất mãn . Triều đại Nguyên ( 1206- 1368 ) thiết lập cai trị trực tiếp , và lập ra tỉnh Quảng Tây , nhưng liên hệ giữa chánh quyền và dân gian cũng không cải thiện gì cả. Liên hệ các tộc dân càng phức tạp thêm khi một tộc dân địa phương khác là Miêu , Mèo – Miao ( tự xưng là dân Hmong ) , di cư đến từ Quý Châu - Guizhou và nhiều dân Tráng cũng đến từ Giang Tây – Jiangxi và Hồ Nam – Hunan. Nhà Minh ( 1368-1644 ) đối diện với tình thế phức tạp , đề xướng tích cực thuộc địa quân sự hóa, trong cố gắng phá ngầm đời sống bộ lạc . Minh trào cai trị dân thiểu số qua hệ thống Tử tích – tusi ( các lảnh tụ bộ lạc phục vụ như thể là nhân viên của chánh phủ Tàu ). Điều này đưa tới những trận chiến đẩm máu ơ lịch sử Quảng Tây , đặc biệt là chiến cuộc giữa tộc dân Yao ở Hẻm Song Mây Khổng lồ - Giant Rattan Gorge gần Qúy Bình - Guiping , năm 1467 . Nhà Thanh - Qing ( Mãn Châu ) ( 1644 – 1911/12 ) đặc các tộc dân thiểu số dưới quyền cai trị của hòang đế năm 1726 , nhưng cũng không đem lại hòa bình . Tiếp theo cuộc nổi lọan của tộc dân Yao năm 1831, là cuộc Nổi Loạn Thái Bình Thiên quốc – Taiping Rebellion năm 1850 , cũng gần Qúy Bình dưới quyền lảnh đạo tộc dân thiểu số và kéo dài mãi cho đến giữa thập niên 1860. Trong lúc đó, nhiều sự cố, kể cả việc giết chết một nhà truyền giáo Pháp ở miền Tây Quảng Tây , đem đến liên hiệp Anh Pháp năm 1857, chống lại Trung Quốc tên gọi là Chiến tranh Nha phiến Thứ hai -Second Opium War( hay Arrow ). Đánh nhau ngắn ngủi kết thúc bằng những hiệp ước nhục nhã Thiên Tân – Tianjin năm 1858 . Rồi đến cuộc Chiến tranh Trung Pháp – SinoFrench War từ năm 1883 đến năm 1885. Thế ưu việt Pháp ở Việt Nam đã phô bày Quảng Tây cho ngọai quốc xâm lấn. Long Châu - Longzhou mở cửa cho thương mãi ngọai quốc năm 1889 , Vũ Châu –Wuzhou năm 1897 và Nam Ninh năm 1907, trong khi vào năm 1898 Pháp đạt được một vùng ảnh hưởng riêng , gồm luôn Quảng Tây .
Quảng Tây kể từ 1900
Cùng với tỉnh Quảng Đông kế cận , những năm đầu của thế kỷ thứ 20, Quảng Tây trở thành căn cứ của Cách Mạng Quốc Dân Đảng do Tôn Dật Tiên- Sun Yat Sen ( hay Tôn Trung Sơn - SunZhongshan ) lảnh đạo. Giữa 1906 ,và 1916 , các lảnh tụ Quảng Tây hổ trợ thiết lập một Cộng Hòa, và trong thập niên kế tiếp họ đóng một vài tyro tích cực trong việc tái tổ chức Quốc Dân Đảng Tàu . Theo sau bừng dậy của Tưởng Giới Thạch - Chiang Kai –shek ( Jiang Jieshi ) nắm quyền năm 1927, các lảnh tụ Quảng Tây là Lý Trung Nhân – LiZongren và Lý Cát Thiểm – Li jishen làm thành nhóm Quảng Tây chống đối Tưởng . Nhóm làm nhiều cận đại hóa Quảng Tây và duy trì một thái độ coi thường chánh phủ Trung ương .
. Dù rằng Tưởng đáh tan chống đối này năm 1929, Tưởng không đủ khả năng để chấm dứt tình trạng bán độc lập của vùng này . Phần tộc dân Tráng lại thành lập một lọat các sô viết cách mạng ( là các đơn vị tổ chức cộng sản được bầu lên ) giữa các năm 1927 và 1931 , gíúp các lảnh tụ mới cọng sản nổi lên. Trong thế Chiến Thứ Hai , Quảng Tây là một mục tiêu chánh của Nhật tấn công . Nhật xâm chiếm Nam Quảng Tây, năm 1939 và chiếm cứ Nam Ninh và Long Châu . Trong thời gian này , Quý Lâm - Guilin trở thành căn cứ chánh cho các lực lượng Tàu và Đồng Minh , cũng như là gia thất của báo chí yêu nước ,Tin tức Hằng ngày Cứu Quốc – National Salvation Daily News . Năm 1944, Nhật quyết định tiến vào Quảng Tây dù rằng Nhật ngắn ngủi chiếm Guilin , Liu zhou và Wuizhou , nhưng không đủ khả năng chiếm giữ vị trí . Các lực lượng Tàu sau đó chiếm lại các thị trấn , thành phố lớn . Ở Nội Chiến Quốc Cọng theo sau Thế Chiến thứ Hai, các lực lượng cọng sản chiếm Guilin tháng 11 năm 1949 và Quảng Tây trở thành một tỉnh Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc . Vùng tự trị được thiết lập năm 1958 trong một cố gắng thỏa mãn nguyên vọng dân gian địa phương.
Phần I : Tổng quát
Vị trí
Quảng Đông, Quảng Tây và Việt Nam |
Chính thức kể từ năm 1958 là Vùng Tự trị Tráng Quảng Tây – Guangxi Zhuang Autonomous Region. Diện tích là 236 700 km2 ( 91 400 dặm Anh vuông ) , đứng hàng thứ 9 về diện tích các tỉnh – vùng Trung Quốc, nghĩa là nhỏ hơn Việt Nam. Tọa độ là 20054’- m26024’ Vĩ tuyến Bắc và 104026’ – 112004’ Kinh tuyến Đông . Bắc giáp tỉnh Quý ( Quế ) Châu - Guizhou, Đông Bắc giáp tỉnh Hồ Nam – Hunan, Tây Nam giáp tỉnh Quảng Đông , và Tây giáp tỉnh Vân Nam .Biên giới tiếp giáp Việt Nam là ở Tây Nam tỉnh và Vịnh Bắc Bộ về phía Nam. Năm 1952 , một mảnh bờ biển nhỏ Quảng Đông được đưa cho Quảng Tây là một vùng đất liền lục địa không bờ biển là Bắc Hải- Beihai, Quế Châu và Khâm Châu – Qinzhou ;. Vùng bờ biển này trả lại cho Quảng Đông năm 1955, rồi lại qui hòan Quảng Tây năm 1965.
Dân số , thành phần các tộc dân
Thủ phủ là Nam Ninh – Nanning, dân số năm 2010 là 6 6661 600 người . Lớn hơn thành phố Quế Lâm- Guilin nguyên là thủ phủ cũ tỉnh và là trung tâm văn hóa , chánh trị lịch sử Quảng Tây; nay dân số chỉ đứng hàng thứ ba của Vùng tự trị, sau cả thành phố đông dân thứ hai là Du ( Hửu ? ) Châu - Yu zhou . Năm 2010, dân số tòan tỉnh là 46 026 000 ( theo Britannica . com ) . Năm 2012 là 46 800 000 người , phân nữa tổng dân số Việt Nam .
Nay tộc dân đông nhất Vùng là Hán ( Hoa ) –Tàu . Nhóm Hán chánh Quảng Tây nói tiếng Quan Thọai-Mandarin Tây Nam Tàu và các lọai tiếng Tàu Việt- Chinese Yue varieties . Nhóm Tráng – Zhuang là nhóm đông dân thứ hai ở Quảng Tây , có đến 14 triệu người . 90% tộc dân Tráng sinh sống ở Quảng Tây đặc biệt chiếm 2/3 dân số ở các vùng miền Trung và miền Tây . Và tộc dân Hán chiếm 1/3 còn lại . Hai ảnh hưởng ngôn ngữ Tàu khác biệt nhau là Quan Thọai Tây Nam , nói nhiều ở quận huyện Đông Bắc là Quý Lâm -Guilin ở và tiếng Quảng Đông – Cantonese ở phần Quảng Tây còn lại. Ngòai ra còn một số đáng kể dân Dong –Đông ? và dân Mèo – Miêu – Miao , và một số nhỏ hơn làcác tộc dân Yao , Hui , Yi ( Lô lô ), Shui và Gin ( tộc dân Việt Nam – Kinh ) . Như đã biết , tộc dân Tráng một tộc dân Thái – Tai đã sinh sống ở Quảng Tây từ 2500 năm rồi . Dân Tráng sống ở đồng bằng và thung lũng các sông của đồi núi phía Tây . Họ trồng lúa nước và thực hiện một nền kinh tế rất dễ nhập vào dân Hoa – Hán Tàu . Họ thường có tên là “dân sống ở nước - water dwellers “ vì các nơi họ định cư là gần nước, xây dựng nhà sàn trên cột , cọc . Dân Tráng đã sống chung cùng dân Hán từ 2000 năm nay . Họ thu nhận văn hóa Tàu , nói luôn cả hai thứ tiếng , ngôn ngữ Tráng và Quảng Đông – Cantonese. Ngữ vững La mã hóa tiếng Tráng đã được sáng tạo ra và là một trong 4 hệ thống viết đã được in ở các tờ giấy đồng bạc Tàu . Nguồn gốc Dong không rỏ rệt , nhưng Dong lại thường được xem là một nhánh của Tráng , vì họ rất giống nhau . Dong sinh sống ỏ các núi cao phía Bắc gần biên giới tỉnh Quế Châu . Tuy nhiên dân Miêu - Miao và Dao – Mán , từ lâu như đã nói, kháng cự lại sự đồng hóa văn hóa Tàu . Ngôn ngữ Miêu - Mán khác biệt nhau và liên hệ chỉ xa xăm với Hán . Không một ngôn ngữ Hmong – Miên ( Miao – Yao) nào viết được cả , mãi cho đến khi ngữ vững thích nghi với cách viết la tinh được du nhập vào thập niên 1950.
Phân Chia Hành Chánh
Quảng Tây chia ra làm 14 Phủ - Huyện ( đối chiếu ngang hàng tỉnh ở Viêt Nam ) - dijishì :
Số Tên Huyện lỵ Tên hán ngữ Pinyin Dân số diện tích ( km2 )
1 Baise Youjiang Baise Shi 3 466 800 36 203. 85
2 Hechi Jinchengjiang HéchiShì 3 369 200 33 487 . 65
3 Liuzhou Liubei Liuzhou Shì 3 758 700 18 616. 54
4 Guilin Lingui Guilin Shì 4 748 000 27 622 .89
5 Hezhou Babu Hèzhou Shì 1 994 100 11 771 . 54
6 Chongzuo Jiangzhou Chongzuou Shì 1994 300 17 345 . 47
7 Nanning Qingxiu Nánning Shì 6 661 600 22 111. 98
8 Laibin Xingbin Láibìn Shì 2 099 700 13 391 .59
9 Guigang Gangbei Guigang Shùi 4 118800 10 605. 44
10 Wuzhou Changzhou Wuzhou Shì 2 882 200 12 554 .94
11 Fangchenggang Gangkou Fangchenggang 866 900 6 181. 19
12 Qinzhou Qinnan Qìnzhou Shì 3 079 700 10 820 . 95
13 Beihai HaiCheng Beihai Shì 1 539 300 4 016 . 07
14 Yulin Yuzhou Yùlin Shì 5 487 400 12 828. 11
14 phủ huyện này lại chia ra làm 37 quận? - shi xiaqu ( Trì hạ khu ? ) , 8 thị trấn cấp huyện - xianjishi ( huyện cát trì ? ) và 53 huyện- xian và 12 huyện tự trị ( zizhi xian ).
Đôi chút địa lý
Địa hình
Quảng Tây là một cao nguyên thấp dần từ Bắc và Tây Bắc xuống Nam và Tây Nam. Độ cao từ 900 đến 1800m ( 3000 đến 6000 bộ Anh ) trên mặt biển, đạt ở mép bìa Cao Nguyên Vân Nam - Quý Châu ( Yunguei ) ở Tây Bắc , các rặng núi Liễu? Văn-jiuman và Phong Hòang- Fenghuang ở Phía Bắc và các núi Việt Thanh –YueCheng ở Đông Bắc . Đa số vùng này gồm các đồi núi cao từ 450 đến 900m ( 1500 – 3000 bộ ) . Phía Tây là các núi Đô Dương- Duyang cao đến 2000m ( 6500 bộ ) . Ở Đông Nam, các đất thấp ở độ cao chừng 90 – 450m ( 300- 1500 bộ ). Đá vôi chủ trì nhiều phần Quảng Tây làm thành những cảnh quan ngọan mục Karst , trong đó các đỉnh núi nhọn – pinnacles và tháp hình chóp xoắn ốc- spires , và các hang động lớn nhỏ , các hố đất sụp – sinkholes và các dòng nước ngầm đầy rẫy . Các đồi núi đá ngọan mục , những tháp xoắn ốc hình thù quái đản và các hang động hình dáng lạ lùng có các thạch nhủ đủ lọai ,được tìm thấy nhiều nơi trong vùng , đặc biệt gần Quế, Quý Lâm – Guilin . Nhưng cảnh quan này song song với những lọai tương tự tìm ra ở Quý Châu láng giềng và ở Vân Nam đã đuợc UNESCO xếp chung thành một vị trí Di sản Thế giới – World Heritage năm 2007 . Núi cao nha6’t Quảngb Tâyb là Kitten Mountain ở rặng Việt Thanh cao 2141m ( 7 024 bộ ) .
Đất đai và thủy văn
Các sông Tân – Jin và Nam Liễu – Nanliu chảy về Vịnh Bắc Bộ . Dòng chánh sông Hương – Xiang chảy về hướng Đông Bắc vào tỉnh Hồ Nam. Vô số sông còn lại của Quảng Tây gồm Hồng Thủy-Hongshui, Lưu- Liu , Cương ? -Qian , Hửu-You , Tả- Zuo , Xuân ? Xun và Qúy- Gui theo hướng nghiêng lệch Đông Nam đúng theo đặc điểm địa hình phần lớn Quảng Tây . Chúng khởi sự từ một lọat nguồn và chảy vào nhau theo một kế tiếp đồng quy, mãi cho đến khi chúng nhập vào một sông chánh là sông Tây - Xi. Hệ thống sông mạnh mẽ này bắt nguồn từ Vân Nam chảy rộng ngang qua tòan vùng Quảng Tây trước khi đổ vào biển Nam Hải ( Biển Đông ) gần Quảng Châu – Guangzhou ( Canton ) tỉnh Quảng Đông . Vùng đồi núi gồm đất đỏ , trong khi các đất thấp lại là phù sa do các sông đưa tới.
Khí hậu
Tòan vùng , khí hậu ấm áp đủ để bảo đảm trồng trọt suốt năm . Mùa hè kéo dài từ tháng tư đến tháng 10 , rất là nóng nực điên đầu và ẩm độ cao . Mùa đông dễ chịu và ít khi tuyết rơi . Nhiệt độ tháng 7 là từ 27 đến 32 độ C ( 80- 90 độ F ). Nhiệt độ trung bình tháng giêng là từ 4 đến 16 độ C ( 40- 60 độ F ). Vì ảnh hưởng của gió mùa đem mưa tới, thổi từ phía Nam đến Tây Nam vào cuối tháng tư cho đến cuối tháng 9, nên mưa rất nhiều . Vùng Tây Bắc khô hạn và vùng ẩm ướt là phía Nam và phía Đông . Lượng mưa trung bình là từ 1080 mm ( 43 ngón Anh ) đến 1730mm( 68 ngón ) ở vùng khô hạn và vùng ẩm ướt nhận tối đa là 2760 mmm ( 109 ngón ). Đa số mưa rơi xuống xảy ra vào tháng 5 và tháng 8 . Ở cực Nam, mưa to do bảo tố gây nên thường xảy ra giữa tháng 7 và tháng 9 .
Đời sống động vật và thực vật
Rừng bao phủ gần ¼ Quảng Tây. Các rừng linh sam – fir , thông đỏ , thông tuyết, bá hương –cedar, long nảo – camphor , gỗ hồng sắc – rosewood tìm thấy ở phía Bắc và phía Tây vùng , cam- quýt mọc nhiều ở phía Nam , trong khi quế muồng – cassia, cây anít – anise và cây cọ trầu – betel palm phồn thịnh ở nhiều nơi . Hai lòai họ thông Cathaya mọc nhiều ở các rừng phía Đông Bắc . Các rừng gỗ là dự trữ qúi gía và để khai thác gỗ . Phía Trung và Nam Quảng Tây, nay nhiều đồi núi trọc đã bị cỏ hòa bản -grasses cao lớn chiếm cứ , được dùng làm nhiên liệu hay đồng cỏ nuôi trâu con . Các động vật hoang dã nổi bật là bò rừng –bison, heo(lợn ) rừng – boars, gấu , vượn –gibbons , nhím – hedgehogs, và vẹt mào – cockatoos.
Tài nguyên khóang chất và làm thủy điện
Vùng tự trị có vài trầm tích than đá và sắt hổ trợ một phát triễn công nghệ khiêm tốn . Than đá được khai thác phía Bắc Guilin và phía Nam Liuzhou và quanh Bise ở phía Tây . Sắt được đào mỏ ở gần biên giới Quảng Đông – Hồ Nam, cũng như ở Đông Nam Quảng Tây. Tài nguyên khai thác khóang chất khác là thiếc ( Quảng Tây sản xuất thiếc chánh ở Trung Quốc ) , tungsten , măng gan và antimony . Một số ít bismuth , kẻm, hafnium và chì cũng được khai thác .
Tiềm năng thủy điện Quảng Tây rất to lớn . Trạm thủy điện lớn Longtan trên sông Hồng Thủy phía Đông Bắc Quảng Tây khánh thành năm 2008 . Điện cũng được phát ra từ các nhà máy nhiệt điện . Khí sinh học – biogas ( nhiên liệu phát sinh từ phế thải con người động vật ) lan tràn khắp nơi, dùng cho tiêu thụ gia thất .
Đọc tiếp Phần 2
Đọc tiếp Phần 2