Phạm Văn Tuấn
Vào thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên (CN), nền văn minh Hy Lạp đã phát triển rất nhanh vì hai động lực chính, đó là sự khai triển của các thành phố (poleis) như là một định chế trung tâm của đời sống tại Hy Lạp và sự thuộc địa hóa miền Địa Trung Hải và Bắc Hải.
1/ Thành phố Hy Lạp (Polis).
Polis (số nhiều là poleis) là một thị trấn, một thành phố hay một làng với dân quê chung quanh nhưng đây là một trung tâm mà người dân có thể tụ họp lại vì các hoạt động chính trị, xã hội hay tôn giáo. Tại một vài thành phố (poleis), trung tâm tụ họp có thể là một ngọn đồi giống như đồi Acropolis tại Athens, nơi này người dân có thể dùng làm nơi trú ẩn khi có chiến tranh lan tới, hay là một trung tâm tôn giáo với các đền đài, đài tưởng niệm được xây dựng. Phía dưới của ngọn đồi là nơi hội họp của người dân hay một nơi họp chợ.
Vào thế kỷ thứ 5 trước CN, dân số của thành phố Athens vào khoảng 300,000 người với số công dân nam trưởng thành là 43,000 người. Cộng đồng các cư dân trong thành phố gồm có các công dân nam có quyền đi bầu cử, các công dân không có quyền đi bầu cử là các phụ nữ và trẻ em, và các người không phải là công dân gồm có các dân nô lệ và các người nước ngoài.
Vào thế kỷ thứ 5 trước CN, dân số của thành phố Athens vào khoảng 300,000 người với số công dân nam trưởng thành là 43,000 người. Cộng đồng các cư dân trong thành phố gồm có các công dân nam có quyền đi bầu cử, các công dân không có quyền đi bầu cử là các phụ nữ và trẻ em, và các người không phải là công dân gồm có các dân nô lệ và các người nước ngoài.
Đội hình phalanx |
Các công dân có quyền lợi thì cũng có các bổn phận, họ phải trung thành với thành phố. Khi thành phố phát triển thì một hệ thống quân sự mới cũng phát triển. Vào thuở ban đầu tại Hy Lạp, các chiến sĩ là các nhà quý tộc trên lưng ngựa, họ là các kỵ binh nhưng vào đầu thế kỷ thứ 7 trước CN, các bộ binh là các toán quân (hoplites) có mũ sắt bằng đồng hay bằng da, đeo tấm che ngực (breastplates), ống chân có phần giáp che (greaves). Mỗi chiến binh được trang bị một tấm lá chắn tròn (round shield), một gươm ngắn và một cây giáo dài khoảng 9 feet (3 mét). Các chiến binh này khi ra trận mạc, đi theo đội hình chữ nhật (phalanx) gồm có 8 hàng người, nếu các chiến binh giữ nguyên được đội hình này thì họ ít bị thương tổn và dễ dàng chiến thắng, nếu đội hình bị phá vỡ thì các chiến binh sẽ bỏ chạy.
2/ Sự thuộc địa hóa tại Cổ Hy Lạp.
Thời gian giữa các năm 750 và 550 trước CN, một số lớn người Hy Lạp đã bỏ quê hương để đi định cư tại các miền đất xa lạ. Nạn nghèo khó và tình trạng thiếu đất đai đã tạo nên khoảng cách giữa người giàu và kẻ nghèo, nạn dân số quá đông và sự phát triển mậu dịch là các yếu tố khiến cho có sự thiết lập các xứ thuộc địa. Các thuộc địa Hy Lạp là các trung tâm mậu dịch để chuyển các hàng hóa về Hy Lạp. Cũng có xứ thuộc địa là các phần đất canh nông tốt do người Hy Lạp chiếm đoạt của dân bản xứ rồi mỗi thuộc địa thành lập nên một polis hay thị trấn.
Các nơi định cư mới của người Hy Lạp là miền bờ biển phía nam của xứ Ý Đại Lợi, phần đất phía đông của xứ Tây Ban Nha và phần đất miền bắc của châu Phi nhưng ở về phía tây của Ai cập. Về phía bắc, người Hy Lạp thiết lập các thuộc địa tại Thrace, đây là nơi có đất canh tác rất tốt để trồng ngũ cốc, tại các bờ biển của Biển Đen (the Black Sea), tại Hellespont và Bosphorus. Công việc thuộc địa hóa đã làm tăng trưởng mậu dịch và kỹ nghệ. Người Hy Lạp ở chính quốc gửi đi các đồ gốm, rượu vang, dầu olive tới các xứ thuộc địa, họ nhận về ngũ cốc và kim loại từ miền tây, cá, lúa mạch, gỗ, kim loại và dân nô lệ từ miền Biển Đen.
Sự bành trướng mậu dịch và kỹ nghệ tại Hy Lạp đã tạo ra các người giầu mới, những người này mong muốn các đặc quyền chính trị tương ứng với tài sản của họ. Tham vọng của họ đã khiến cho sinh ra các bạo chúa (tyrants) trong thế kỷ thứ 7 và thứ 6 trước CN. Các bạo chúa này không phải là những kẻ gian ác hay đàn áp như danh từ xử dụng ngày nay, họ là những kẻ chiếm quyền lực bằng sức mạnh mà không tuân theo luật pháp. Nhiều bạo chúa Hy Lạp là những kẻ chống lại các nhà quý tộc đang kiểm soát quyền hành, họ thường dùng các binh lính đánh thuê, thiên vị các nhà buôn, ưa thích xây dựng nên các đền đài và các tường thành để làm tăng thêm uy tín của họ.
Lý tưởng căn bản của xã hội Hy Lạp là tinh thần luật pháp nhưng trong một số xã hội thời đó, chế độ dân chủ đã bị thay thế bằng thể chế quý tộc hoạt đầu hẹp hòi (narrow aristocratic oligarchies). Cấu trúc dân chủ trong chính quyền cổ Hy Lạp đôi khi đã thay đổi khi xét tới hai quốc gia thành phố (city-states) là Sparta và Athens.
Các nơi định cư mới của người Hy Lạp là miền bờ biển phía nam của xứ Ý Đại Lợi, phần đất phía đông của xứ Tây Ban Nha và phần đất miền bắc của châu Phi nhưng ở về phía tây của Ai cập. Về phía bắc, người Hy Lạp thiết lập các thuộc địa tại Thrace, đây là nơi có đất canh tác rất tốt để trồng ngũ cốc, tại các bờ biển của Biển Đen (the Black Sea), tại Hellespont và Bosphorus. Công việc thuộc địa hóa đã làm tăng trưởng mậu dịch và kỹ nghệ. Người Hy Lạp ở chính quốc gửi đi các đồ gốm, rượu vang, dầu olive tới các xứ thuộc địa, họ nhận về ngũ cốc và kim loại từ miền tây, cá, lúa mạch, gỗ, kim loại và dân nô lệ từ miền Biển Đen.
Sự bành trướng mậu dịch và kỹ nghệ tại Hy Lạp đã tạo ra các người giầu mới, những người này mong muốn các đặc quyền chính trị tương ứng với tài sản của họ. Tham vọng của họ đã khiến cho sinh ra các bạo chúa (tyrants) trong thế kỷ thứ 7 và thứ 6 trước CN. Các bạo chúa này không phải là những kẻ gian ác hay đàn áp như danh từ xử dụng ngày nay, họ là những kẻ chiếm quyền lực bằng sức mạnh mà không tuân theo luật pháp. Nhiều bạo chúa Hy Lạp là những kẻ chống lại các nhà quý tộc đang kiểm soát quyền hành, họ thường dùng các binh lính đánh thuê, thiên vị các nhà buôn, ưa thích xây dựng nên các đền đài và các tường thành để làm tăng thêm uy tín của họ.
Lý tưởng căn bản của xã hội Hy Lạp là tinh thần luật pháp nhưng trong một số xã hội thời đó, chế độ dân chủ đã bị thay thế bằng thể chế quý tộc hoạt đầu hẹp hòi (narrow aristocratic oligarchies). Cấu trúc dân chủ trong chính quyền cổ Hy Lạp đôi khi đã thay đổi khi xét tới hai quốc gia thành phố (city-states) là Sparta và Athens.
3/ Xứ Sparta.
Sparta nằm tại phía đông nam của hòn đảo Peloponnesus. Giống như các thành phố khác, Sparta cũng cần thêm đất đai để canh tác nhưng thay vì đi chinh phục các miền đất thuộc địa, Sparta lại nhắm tới các miền đất bên cạnh. Vào khoảng năm 740 trước CN, Sparta đã xâm lăng xứ Messenia mặc dù xứ sở này rộng lớn hơn và đông dân cư hơn. Sau khi bị chinh phục, người dân xứ Messenia trở thành các nông nô (gọi tên là helots) phải canh tác cho người Sparta. Vào thế kỷ thứ 7, các người Messenians này nổi loạn rồi cũng bị dẹp tan. Vì vậy các người Spartans đã quyết định rằng họ phải tạo ra một xứ sở quân nhân (a military state) để đàn áp các người Messenians trong các năm tới.
Nhân viên chính quyền xem xét và quyết định về đứa trẻ sơ sinh Tranh của Jean-Pierre Saint-Ours, vẽ năm 1785 |
Sau năm 600 trước CN, xứ Sparta trở nên một thứ trại lính, đời sống của người dân đã được tổ chức chặt chẽ. Từ khi sinh ra đời, một đứa bé được nhân viên chính quyền cứu xét xem nó có xứng đáng được sinh sống hay không, các đứa bé không đủ điều kiện sẽ bị để cho chết đi. Từ khi lên 7 tuổi, các đứa trai được tách ra khỏi người mẹ rồi được sinh sống dưới sự kiểm soát của chính quyền, chúng sinh hoạt trong các trang trại giống như trại lính và phải chịu kỷ luật gắt gao, chúng được huấn luyện quân sự và phải vâng lời giới cầm quyền.
Người lính Soartan |
Vào tuổi 20, các thanh niên Spartans tham gia vào trong quân đội chính quy, mặc dù được kết hôn nhưng họ vẫn làm việc trong các trại lính và ăn uống chung với các đồng đội. Các bữa ăn rất đơn giản, thường chỉ gồm một tô nước súp đen nấu bằng một miếng thịt heo, huyết heo, muối và dấm. Vào tuổi 30, các thanh niên Spartans được quyền đi bầu cử trong các buổi hội họp và sinh sống tại nhà nhưng vẫn phải ghi tên phục vụ quân đội cho tới tuổi 60.
Trong khi người chồng ở trong quân ngũ, người đàn bà Spartans ở nhà nên họ có nhiều tự do hơn và nhiều quyền hành hơn. Họ chăm tập thể dục và sẵn sàng có con và nuôi con. Giống như các người nam, phụ nữ Spartans tham gia vào các cuộc thi thể thao mà không mặc quần áo. Người phụ nữ Spartans rất hãnh diện khi có các con cháu chết ngoài mặt trận vì phục vụ đất nước.
Chính quyền Spartan do hai nhà vua cai trị, một người trông coi quân đội. Mỗi năm, người dân bầu lên 5 đại biểu, gọi là ephors, chịu trách nhiệm huấn luyện giới trẻ và giáo dục mọi công dân. Một hội đồng gồm 2 nhà vua và 28 công dân trên 60 tuổi, quyết định những đề tài sẽ được đưa ra thảo luận tại các buổi họp. Trong các buổi họp này, các công dân không có quyền tranh luận mà chỉ có quyền bỏ phiếu chấp thuận hay bác bỏ.
Các công dân Spartans không được khuyến khích học hỏi các môn học như triết học, văn chương, nghệ thuật… bởi vì các môn học này có thể khuyến khích tìm hiểu các tư tưởng mới. Lý tưởng của họ là nghệ thuật chiến tranh và cai trị.
Vào năm 500 trước CN, các người Spartans đã tổ chức được một quốc gia quân sự hùng mạnh để duy trì trật tự và ổn định tại miền Peloponnesus.
Trong khi người chồng ở trong quân ngũ, người đàn bà Spartans ở nhà nên họ có nhiều tự do hơn và nhiều quyền hành hơn. Họ chăm tập thể dục và sẵn sàng có con và nuôi con. Giống như các người nam, phụ nữ Spartans tham gia vào các cuộc thi thể thao mà không mặc quần áo. Người phụ nữ Spartans rất hãnh diện khi có các con cháu chết ngoài mặt trận vì phục vụ đất nước.
Chính quyền Spartan do hai nhà vua cai trị, một người trông coi quân đội. Mỗi năm, người dân bầu lên 5 đại biểu, gọi là ephors, chịu trách nhiệm huấn luyện giới trẻ và giáo dục mọi công dân. Một hội đồng gồm 2 nhà vua và 28 công dân trên 60 tuổi, quyết định những đề tài sẽ được đưa ra thảo luận tại các buổi họp. Trong các buổi họp này, các công dân không có quyền tranh luận mà chỉ có quyền bỏ phiếu chấp thuận hay bác bỏ.
Các công dân Spartans không được khuyến khích học hỏi các môn học như triết học, văn chương, nghệ thuật… bởi vì các môn học này có thể khuyến khích tìm hiểu các tư tưởng mới. Lý tưởng của họ là nghệ thuật chiến tranh và cai trị.
Vào năm 500 trước CN, các người Spartans đã tổ chức được một quốc gia quân sự hùng mạnh để duy trì trật tự và ổn định tại miền Peloponnesus.
4/ Xứ Athens.
Vào các năm về trước, một chế độ quân chủ đã cai trị thành phố Athens nhưng tới thế kỷ thứ 7 trước CN, quyền lực tại Athens rơi vào tay các nhà quý tộc. Vào lúc này, Athens là một thành phố (polis) thống nhất trên bán đảo Attica. Các nhà quý tộc tại Athens là những người sở hữu các mảnh đất màu mỡ nhất, họ cũng kiểm soát đời sống chính trị và xã hội bằng một hội đồng của các người giàu có, phụ giúp hội đồng này là một ủy ban gồm 9 pháp quan (archons) và mặc dù có một đại hội đồng gồm các công dân nhưng đại hội đồng này có rất ít quyền lực.
Vào cuối thế kỷ 7 trước CN, Athens bị khủng hoảng chính trị vì các vấn đề kinh tế. Nhiều nông dân Athenians bị bán làm nô lệ vì họ không trả nổi nợ cho các chủ đất quý tộc. Nhiều tiếng kêu than đòi hỏi phải hủy bỏ nợ nần và giao đất cho các kẻ nghèo khó. Xứ Athens vì vậy sắp sửa đứng trên bờ nội loạn. Các nhà quý tộc quyền thế đã phản ứng lại cuộc khủng hoảng này bằng cách chọn lựa Solon, một nhà quý tộc có đầu óc cải tiến, lãnh chức vụ pháp quan duy nhất (archon) vào năm 594 trước CN và giao cho Solon toàn quyền thực hiện các thay đổi.
Solon đã hủy bỏ mọi món nợ vì đất đai, cấm đoán các món nợ mới và trả tự do cho tất cả các người bị bắt làm nô lệ vì nợ nần, nhưng Solon đã từ chối không phân phối lại đất đai vì thế đã không giải quyết được vấn đề căn bản của cuộc khủng hoảng kinh tế.
Giống như các cải cách về kinh tế, các biện pháp chính trị của Solon cũng theo cách hòa giải. Để giảm đi quyền lực của giới quý tộc, Solon đã cho phép các người giàu có không quý tộc tham gia vào chính quyền, nhưng giải pháp này chưa thực sự giải quyết được các trở ngại bởi vì các người quý tộc vẫn thèm muốn quyền lực và giới nghèo vẫn đòi hỏi cách phân phối đất đai. Các bất hòa nội bộ đã dẫn tới thể chế chuyên chế (tyranny), đây là thứ mà Solon muốn tránh né.
Vào cuối thế kỷ 7 trước CN, Athens bị khủng hoảng chính trị vì các vấn đề kinh tế. Nhiều nông dân Athenians bị bán làm nô lệ vì họ không trả nổi nợ cho các chủ đất quý tộc. Nhiều tiếng kêu than đòi hỏi phải hủy bỏ nợ nần và giao đất cho các kẻ nghèo khó. Xứ Athens vì vậy sắp sửa đứng trên bờ nội loạn. Các nhà quý tộc quyền thế đã phản ứng lại cuộc khủng hoảng này bằng cách chọn lựa Solon, một nhà quý tộc có đầu óc cải tiến, lãnh chức vụ pháp quan duy nhất (archon) vào năm 594 trước CN và giao cho Solon toàn quyền thực hiện các thay đổi.
Solon đã hủy bỏ mọi món nợ vì đất đai, cấm đoán các món nợ mới và trả tự do cho tất cả các người bị bắt làm nô lệ vì nợ nần, nhưng Solon đã từ chối không phân phối lại đất đai vì thế đã không giải quyết được vấn đề căn bản của cuộc khủng hoảng kinh tế.
Giống như các cải cách về kinh tế, các biện pháp chính trị của Solon cũng theo cách hòa giải. Để giảm đi quyền lực của giới quý tộc, Solon đã cho phép các người giàu có không quý tộc tham gia vào chính quyền, nhưng giải pháp này chưa thực sự giải quyết được các trở ngại bởi vì các người quý tộc vẫn thèm muốn quyền lực và giới nghèo vẫn đòi hỏi cách phân phối đất đai. Các bất hòa nội bộ đã dẫn tới thể chế chuyên chế (tyranny), đây là thứ mà Solon muốn tránh né.
Cleisthenes |
Vào năm 560 trước CN, Pisistratus, một nhà quý tộc lên nắm quyền hành. Pisistratus đã giúp đỡ nền ngoại thương của Athens nhưng về sau, khi quyền hành về người con trai của ông ta thì người dân Athenians đã nổi lên, chấm dứt chế độ chuyên chế vào năm 510 trước CN. Vào lúc này, các nhà quý tộc của Athens muốn thiết lập chế độ hoạt đầu quý tộc (an aristocratic oligarchy) nhưng Cleisthenes, một nhà quý tộc khác với tinh thần cải cách, đã chống đối chương trình đó vào năm 508 trước CN. Các cải cách của Cleisthenes đã thiết lập nên căn bản của chế độ dân chủ (democracy) tại xứ Athens.
Mục tiêu chính của Cleisthenes là làm giảm quyền lực của các địa phương bởi vì nơi đây là nền móng của sức mạnh của giới quý tộc, tập trung tất cả dân chúng vào 10 bộ lạc để phản ảnh ý kiến của tất cả miền Attica và làm gia tăng lòng trung thành đối với polis là thành phố Athens. Mỗi bộ lạc chọn ra 50 người để tham gia hội đồng mới gồm 500 đại biểu và các người này chịu trách nhiệm cả về đối ngoại lẫn tài chánh.
Các cải tiến của Cleisthenes đã tạo nên các nền móng cho nền dân chủ của quốc gia kinh thành (city-state) Athens rồi nhiều cải cách khác được thực hiện vào thế kỷ thứ 5 trước CN khi người Athenians dùng chữ “dân chủ” (democracy) để mô tả hệ thống chính trị của họ, với chữ Hy Lạp “demos” là “nhân dân” (people) và “kratia” là “quyền lực” (power). Vào năm 500 trước CN, thành phố Athens trở nên đoàn kết hơn và đóng vai trò quan trọng hơn trong các vấn đề của xứ Hy Lạp.
Mục tiêu chính của Cleisthenes là làm giảm quyền lực của các địa phương bởi vì nơi đây là nền móng của sức mạnh của giới quý tộc, tập trung tất cả dân chúng vào 10 bộ lạc để phản ảnh ý kiến của tất cả miền Attica và làm gia tăng lòng trung thành đối với polis là thành phố Athens. Mỗi bộ lạc chọn ra 50 người để tham gia hội đồng mới gồm 500 đại biểu và các người này chịu trách nhiệm cả về đối ngoại lẫn tài chánh.
Các cải tiến của Cleisthenes đã tạo nên các nền móng cho nền dân chủ của quốc gia kinh thành (city-state) Athens rồi nhiều cải cách khác được thực hiện vào thế kỷ thứ 5 trước CN khi người Athenians dùng chữ “dân chủ” (democracy) để mô tả hệ thống chính trị của họ, với chữ Hy Lạp “demos” là “nhân dân” (people) và “kratia” là “quyền lực” (power). Vào năm 500 trước CN, thành phố Athens trở nên đoàn kết hơn và đóng vai trò quan trọng hơn trong các vấn đề của xứ Hy Lạp.
5/ Đối đầu với xứ Ba Tư.
Từ năm 500 trước CN tới năm 338 trước CN khi xứ Hy Lạp bị Vua Philip II chinh phục, thời gian này được gọi là “thời đại Hy Lạp Cổ Điển” (Classical Greece). Đây là thời đại với các thành quả rực rỡ phối hợp với nền dân chủ đâm hoa kết trái tại Athens dưới sự lãnh đạo của Pericles. Rất nhiều đóng góp lâu dài của xứ Hy Lạp đã được thực hiện trong giai đoạn này. Thời đại này bắt đầu bằng sự xung đột giữa các xứ Hy Lạp với Đế Quốc Ba Tư (the Persian Empire) hùng mạnh và to lớn.
Khi nền văn minh Hy Lạp bành trướng và phát triển tới khắp vùng Địa Trung Hải, không tránh sao khỏi có sự xung đột với Đế Quốc Ba Tư (the Persian Empire) ở phía đông. Vào giữa thế kỷ thứ 6 trước CN, các thành phố Hy Lạp tại phía tây miền Tiểu Á (Asia Minor) (the Ionian Greek cities) đã suy sụp vì Đế Quốc Ba Tư, họ nổi lên chống lại người Ba Tư nhưng không thành công dù cho họ được Hải Quân Hy Lạp giúp đỡ. Nhà cai trị xứ Ba Tư là Darius tìm cách báo thù bằng cách tấn công vào chính xứ Hy Lạp vào năm 499 trước CN. Quân đội Ba Tư đổ bộ lên cánh đồng Marathon chỉ cách Athens 26 dậm. Tại nơi này, quân đội Athens dù ít người hơn, nhưng đã đánh bại quân Ba Tư một cách quyết liệt.
Sau khi Darius qua đời vào năm 486 trước CN, vị vua mới của xứ Ba Tư là Xerxes thề sẽ báo thù và sẽ xâm lăng Hy Lạp. Để chuẩn bị chống lại cuộc xâm lăng, các quốc gia thành phố Hy Lạp đã lập nên một liên minh dưới quyền chỉ huy của xứ Sparta, trong khi người Athens làm phát triển hải quân. Khi quân đội Ba Tư xâm lăng vào năm 480 trước CN, các người Athens đã có một hạm đội gồm khoảng 200 chiến thuyền.
Khi nền văn minh Hy Lạp bành trướng và phát triển tới khắp vùng Địa Trung Hải, không tránh sao khỏi có sự xung đột với Đế Quốc Ba Tư (the Persian Empire) ở phía đông. Vào giữa thế kỷ thứ 6 trước CN, các thành phố Hy Lạp tại phía tây miền Tiểu Á (Asia Minor) (the Ionian Greek cities) đã suy sụp vì Đế Quốc Ba Tư, họ nổi lên chống lại người Ba Tư nhưng không thành công dù cho họ được Hải Quân Hy Lạp giúp đỡ. Nhà cai trị xứ Ba Tư là Darius tìm cách báo thù bằng cách tấn công vào chính xứ Hy Lạp vào năm 499 trước CN. Quân đội Ba Tư đổ bộ lên cánh đồng Marathon chỉ cách Athens 26 dậm. Tại nơi này, quân đội Athens dù ít người hơn, nhưng đã đánh bại quân Ba Tư một cách quyết liệt.
Sau khi Darius qua đời vào năm 486 trước CN, vị vua mới của xứ Ba Tư là Xerxes thề sẽ báo thù và sẽ xâm lăng Hy Lạp. Để chuẩn bị chống lại cuộc xâm lăng, các quốc gia thành phố Hy Lạp đã lập nên một liên minh dưới quyền chỉ huy của xứ Sparta, trong khi người Athens làm phát triển hải quân. Khi quân đội Ba Tư xâm lăng vào năm 480 trước CN, các người Athens đã có một hạm đội gồm khoảng 200 chiến thuyền.
Trận chiến ở hẻm núi Thermopylae |
Xerxes đã chuẩn bị xâm lăng Hy Lạp bằng một đạo quân hùng hậu gồm 150,000 bộ binh, 700 chiến thuyền và hàng trăm thuyền chở lương thực để tiếp tế. Lực lượng Hy Lạp gồm 9,000 quân dưới quyền chỉ huy của 1 vua Spartan cùng với 300 chiến binh Spartans và họ chọn lựa nơi giáp trận là hẻm núi Thermopylae. Do quân Ba Tư đánh vào sườn đạo quân Hy Lạp, đội quân Spartans đã chiến đấu cho đến người lính cuối cùng rồi sau đó, quân Ba Tư đã tiến vào Athens và đốt cháy thành phố này. Trong khi đó tại ngoài biển, các chiến thuyền Hy Lạp đã đánh bại các chiến thuyền Ba Tư. Cuối cùng vào đầu năm 479 trước CN, quân Hy Lạp đã toàn thắng quân Ba Tư tại Plataea, phía tây bắc của miền Attica. Từ nay, người Hy Lạp đã thắng trận và họ được hoàn toàn tự do để theo đuổi định mệnh riêng của họ.
6/ Sự phát triển Đế Quốc Athens vào thời đại Pericles.
Sau khi đánh bại người Ba Tư, các người Athens tổ chức một thứ lãnh đạo mới gọi là Liên Minh Delian (the Delian League) vào mùa đông năm 478-477 trước CN. Bộ chỉ huy của Liên Minh này đặt tại đảo Delos nhưng các nhân viên chính kể cả các thủ quỹ và chỉ huy hạm đội đều là người Athens. Từ nay các miền đất của xứ Hy Lạp trong biển Aegean đều không bị người Ba Tư cai trị và Liên Minh Delian trở nên hạt nhân của Đế Quốc Athens.
Pericles |
Sau năm 461 trước CN, xứ Athens ở dưới quyền điều hành của một nhà quý tộc trẻ tên là Pericles rồi chính sách dân chủ của Pericles đã được bành trướng tới cả các xứ thuộc địa của Hy Lạp. Các sử gia đã gọi thời kỳ có nền văn minh sáng lạn này là “thời đại của Pericles”.
Vào thời đại Pericles, người dân Athens đã theo đuổi hệ thống dân chủ (the democratic system). Chủ quyền của người dân được thể hiện tại các đại hội đồng gồm có các nam công dân trên 18 tuổi. Đã có các buổi họp mỗi 10 ngày tại đồi phía đông của Acropolis, với số người tham dự ít nhất là 6,000 người. Các đại hội đồng này thông qua các đạo luật, quyết định cuối cùng về chính sách ngoại giao và chủ trương hòa hay chiến. Pericles còn cho phép các công dân thuộc giai cấp thấp (lower-class citizens) được giữ các chức vụ công, nơi mà trước kia họ bị ngăn cấm, chính quyền trả lương cho các công chức và cho các nhân viên tòa án, các công dân nghèo từ nay được phép tham dự vào các vấn đề công cộng.
Tại các thành phố có các quan tòa được chọn lựa không theo giai cấp, chính sách chung quyết định do 10 nhân viên được gọi là “nhân vật tham mưu” (generals), những người này do bầu cử công cộng và thông thường họ là các nhà quý tộc giàu có. Chính ông Pericles đã được bầu lại 30 lần từ năm 461 tới năm 429 trước CN. Tất cả các công chức đều bị cứu xét cẩn thận và có thể bị loại bỏ nếu không đạt được miền tin của dân chúng. Chế độ đế quốc của xứ Athens là điều đe dọa cho các xứ sở khác, vì vậy Hy Lạp sớm phải đương đầu với một trận chiến tranh mới.
Đọc tiếp phần 2
Vào thời đại Pericles, người dân Athens đã theo đuổi hệ thống dân chủ (the democratic system). Chủ quyền của người dân được thể hiện tại các đại hội đồng gồm có các nam công dân trên 18 tuổi. Đã có các buổi họp mỗi 10 ngày tại đồi phía đông của Acropolis, với số người tham dự ít nhất là 6,000 người. Các đại hội đồng này thông qua các đạo luật, quyết định cuối cùng về chính sách ngoại giao và chủ trương hòa hay chiến. Pericles còn cho phép các công dân thuộc giai cấp thấp (lower-class citizens) được giữ các chức vụ công, nơi mà trước kia họ bị ngăn cấm, chính quyền trả lương cho các công chức và cho các nhân viên tòa án, các công dân nghèo từ nay được phép tham dự vào các vấn đề công cộng.
Tại các thành phố có các quan tòa được chọn lựa không theo giai cấp, chính sách chung quyết định do 10 nhân viên được gọi là “nhân vật tham mưu” (generals), những người này do bầu cử công cộng và thông thường họ là các nhà quý tộc giàu có. Chính ông Pericles đã được bầu lại 30 lần từ năm 461 tới năm 429 trước CN. Tất cả các công chức đều bị cứu xét cẩn thận và có thể bị loại bỏ nếu không đạt được miền tin của dân chúng. Chế độ đế quốc của xứ Athens là điều đe dọa cho các xứ sở khác, vì vậy Hy Lạp sớm phải đương đầu với một trận chiến tranh mới.
Đọc tiếp phần 2